Vùng cao Xím Vàng vào vụ cấy

Khi những cơn mưa rào mùa hạ trút xuống, những thửa ruộng bậc thang trên rẻo cao xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên trở thành bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Mặt ruộng ngập nước phản chiếu những mảng màu tự nhiên, người nông dân tất bật vào vụ cấy lúa cho kịp thời vụ, với hy vọng có thêm một vụ mùa bội thu.

Giọng nữ

Từ trung tâm xã Xím Vàng, phóng tầm mắt xuống thung lũng, nắng vàng rực rỡ trên những thửa ruộng bậc thang, những ô màu nước pha màu của đất phản chiếu lấp lánh. Trên con đường bê tông, chúng tôi xuôi dốc xuống khu sản xuất Háng Gò Bua, bản Xím Vàng. Dọc đường đi, tiếng máy cày, tiếng cười làm cho không khí lao động thêm hăng say, khẩn trương.

Ruộng bậc thang xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên vào vụ cấy.

Anh Sồng A Súa, bản Xím Vàng, chia sẻ: Gia đình tôi có 1,3 ha ruộng bậc thang. Năm nay, thời tiết nắng nóng kéo dài, ít mưa, việc gieo cấy chậm hơn so với mọi năm. Tôi cùng bà con trong bản sửa chữa mương, máng, đập; làm “đổi công” tập trung làm cho hộ này xong lại tiếp tục chuyển sang làm cho hộ khác, vừa đông vui, vừa nhanh gọn. Hy vọng vụ này lúa sẽ đạt năng suất cao. 

Ruộng bậc thang khu sản xuất Háng Gò Bua, bản Xím Vàng, xã Xím Vàng.
Bức tranh thiên nhiên ruộng bậc thang xã Xím Vàng 
Những thửa ruộng mới được đắp bờ.

Gia đình ông Mùa Páo Dê, bản Háng Chơ, có gần 2 ha ruộng bậc thang. Từ khi được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trồng cây lúa nước đến nay, sản lượng lúa tăng cao, vụ lúa nào gia đình ông thu được từ 100-120 bao thóc đủ ăn quanh năm và còn bán lấy tiền để trang trải các khoản sinh hoạt khác.

Bà con dân tộc Mông Xím Vàng đã quen với việc cấy lúa.

Xã Xím Vàng là một trong 5 xã vùng cao của huyện Bắc Yên, 100% các bản là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Nằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển, đồi núi cao nên nhân dân chủ yếu trồng lúa nương, năng suất thấp nên thường xuyên thiếu đói. Do địa hình dốc, thiếu đất canh tác, đồng bào dân tộc Mông nơi đây đã chọn các sườn đồi có độ dốc vừa phải, có nguồn nước, san thành các thửa ruộng đồng mức bám quanh sườn núi để giữ nước và trồng lúa.

Ông Sồng A Tông, nguyên Chủ tịch UBND xã Xím Vàng, cho biết: Ruộng bậc thang ở Xím Vàng được khai hoang từ lâu. Cùng với chính sách của Nhà nước đầu tư làm thuỷ lợi, hỗ trợ sản xuất, xã đã vận động nhân dân tích cực khai hoang ruộng bậc thang để đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ. Phong trào làm ruộng bậc thang nhận được sự đồng thuận của nhân dân. Hằng năm, các cung ruộng bậc thang trên các sườn đồi được kéo dài thêm. Tập quán sản xuất "chọc lỗ tra hạt" trước đây của bà con vùng cao giờ không còn nữa.

Mặt ruộng đầy nước, phản chiếu lấp lánh như những tấm gương
Nông dân bản Háng Chơ, xã Xím Vàng, đổi công cấy lúa để kịp khung thời vụ.

Hiện nay, xã có trên 400 ha ruộng bậc thang, tập trung ở 4 bản: Xím Vàng, Sồng Chống, Háng Chơ, Trông Tầu. Trong đó, 320 ha được hệ thống thủy lợi của huyện cung cấp nước tưới tiêu, số diện tích còn lại do nhân dân tự khai hoang, sử dụng các nguồn nước tự nhiên để canh tác. So với các năm trước, vụ mùa năm nay gieo cấy muộn hơn, do thời tiết nắng nóng kéo dài, ít mưa. Đến thời điểm này, cả xã lấy nước vào ruộng được khoảng 90% diện tích, cấy được 80% diện tích. Vụ này, nông dân chủ yếu gieo cấy các giống lúa nhị ưu 838, tân ưu 89, lúa lai Bắc Giang. Phấn đấu đến hết ngày 15/6, xã hoàn thành gieo cấy toàn bộ diện tích lúa vụ mùa.

Anh Sồng A Chông, Phó Chủ tịch UBND xã Xím Vàng, thông tin: Những năm qua, ruộng bậc thang đã giúp nhân dân vùng cao đảm bảo an ninh lương thực tại địa phương. Bên cạnh đó, vào mùa nước đổ hay mùa lúa chín, những thửa ruộng bậc thang thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm, tạo thêm nguồn thu nhập cho bà con. Đây là một trong những hướng phát triển du lịch gắn với trải nghiệm đang được xã chú trọng.

Cán bộ xã Xím Vàng tuyên truyền nhân dân canh tác ruộng bậc thang.

Đến vùng cao vào mùa cấy, cùng với chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của những thửa ruộng bậc thang mùa nước đổ, hòa mình với vẻ đẹp của rừng núi, mây trời, du khách còn được trải nghiệm cuộc sống lao động của người dân vùng cao cần cù, chất phác, hiếu khách. Sự cộng hưởng giữa vẻ đẹp thiên nhiên cùng sức lao động của con người đã tạo nên bức tranh mùa nước đổ vùng cao Xím Vàng thật sống động.

Ruộng bậc thang ở bản Sồng Chống, xã Xím Vàng.
Ánh hoàng hôn trên những “tấm gương” tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Chia tay Xím Vàng, ánh hoàng hôn buông sợi vàng lên những thửa ruộng in bóng người nông dân cần cù để lại cho chúng tôi nhiều ấn tượng và tự hứa sẽ trở lại vùng cao bình yên này vào mùa lúa chín. Hy vọng rằng, mưa thuận gió hòa, vụ mùa năm nay bội thu, đời sống bà con dân bản thêm ấm no, hạnh phúc.

Thu Thảo
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.
  • 'Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 24/11, Báo Sơn La đã tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2024 và trao giải Cuộc thi “Nét đẹp Sơn La”. Đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập chủ trì Hội nghị.