Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Doveco Sơn La sẵn sàng đi vào hoạt động

Sau gần 3 năm triển khai xây dựng, dự kiến ngày 19/5, Trung tâm Chế biến rau quả Doveco Sơn La của Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao sẽ chính thức khánh thành. Khi đi vào hoạt động, Trung tâm sẽ đóng góp tích cực vào việc nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho lao động địa phương.

Trung tâm chế biến rau, quả Doveco Sơn La.

Trung tâm Chế biến rau, quả Doveco Sơn La có công nghệ chế biến rau, quả khép kín từ việc liên kết sản xuất, thu mua nguyên liệu; chế biến tinh, chế biến sâu và hệ thống kinh doanh bán hàng trong nước và xuất khẩu. Ngoài 3 dây chuyền sản xuất dự kiến ban đầu, gồm dây chuyền chế biến nước quả cô đặc và puree, công suất thiết kế 20.000 tấn/năm, công nghệ và thiết bị của Italia; dây chuyền chế biến rau quả đông lạnh, công suất thiết kế 10.000 tấn sản phẩm/năm, công nghệ và thiết bị của Nhật Bản; dây chuyền chế biến rau quả đồ hộp, công suất thiết kế 20.000 tấn sản phẩm/năm, công nghệ, thiết bị của Italia và Đức. Hiện nay, Công ty còn lắp đặt thêm dây chuyền chế biến lon sắt với công suất 300 lon/phút và dây chuyền sấy lạnh nhãn công suất 120 tấn/ngày để phù hợp với vùng nguyên liệu và cơ cấu sản phẩm tại tỉnh Sơn La.

Công nhân Trung tâm Chế biến rau, quả Doveco Sơn La vận hành dây chuyền chế biến dứa.

Những ngày này, các cán bộ kỹ thuật, công nhân lao động tại Trung tâm Chế biến rau, quả Doveco Sơn La đang vận hành thử nghiệm các dây chuyền sản xuất chế biến dứa, ngô ngọt, đậu tương rau, xoài; chuẩn bị chu đáo những khâu cuối cùng cho Lễ khánh thành.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm Chế biến rau, quả Doveco Sơn La, cho biết: Chúng tôi đã tuyển chọn 320 công nhân, 100% là người dân Sơn La. Đảm bảo tay nghề cho người lao động, Công ty đã đào tạo về công nghệ chế biến, nội quy lao động. Đến nay, 100% số lao động đáp ứng yêu cầu về sản xuất.

Sản phẩm ngô ngọt được vận chuyển từ vùng nguyên liệu về nhà máy.

Đảm nhận vị trí vận hành máy của dây chuyền chế biến ngô ngọt, anh Lò Văn Hôm, bản Phiêng Trai, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, chia sẻ: Năm 2022, tôi được Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao tuyển dụng, đưa về nhà máy tại Ninh Bình học việc 2 tháng. Hôm nay, tôi chính thức bắt đầu công việc tại Trung tâm, được làm việc gần nhà, thuận tiện cho chăm lo cho gia đình.

Dứa được tập kết tại nhà máy, chuẩn bị đưa vào sản xuất.

Trung tâm Chế biến rau, quả Doveco Sơn La đi vào hoạt động, dự kiến có thể đưa vào chế biến khoảng 500.000 tấn nông sản các loại/năm. Đảm bảo nguyên liệu cho chế biến, Doveco Sơn La đã phối hợp với các địa phương trong tỉnh rà soát quỹ đất, xây dựng vùng nguyên liệu, gồm: Dứa, chanh leo, ngô ngọt, rau chân vịt, đậu tương dựa trên các đặc điểm về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với các loại cây trồng khác nhau.

Đến nay, Doveco Sơn La đã ký kết với gần 50 doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, cung cấp giống, vật tư phân bón đảm bảo chất lượng (không tính lãi suất); cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo ra sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn. Ngoài ra còn có chính sách hỗ trợ nông dân trong trường hợp rủi ro, thiên tai và cam kết bao tiêu sản phẩm.

Dây chuyền sản xuất đậu tương rau tại Trung tâm Chế biến rau, quả Doveco Sơn La.

Ông Hoàng Quốc Việt, Giám đốc HTX hữu cơ Trung Hiếu, xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, thông tin: Ngay khi Công ty đến đặt vấn đề liên kết, các hộ dân đã đăng ký trồng ngô ngọt và đậu tương rau. Công ty không chỉ cung cấp giống chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu đầu ra ổn định mà còn cam kết thu mua. Với cách làm này, chúng tôi rất yên tâm, chỉ cần có đầu ra ổn định và giá bảo hiểm thì chắc chắn là có lãi. Hiện nay, HTX có 329 thành viên, canh tác 350 ha đậu tương rau và ngô ngọt, sản lượng khoảng 3.000 tấn/năm....

Công nhân Trung tâm Chế biến rau, quả Doveco Sơn La vận hành dây chuyền sản xuất đậu tương rau.

Trung tâm Chế biến rau, quả Doveco Sơn La đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông sản, tạo việc làm cho lao động địa phương làm việc trực tiếp tại Nhà máy và hàng chục nghìn lao động gián tiếp trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo đột phá cho nông nghiệp Sơn La.

Nhóm PV
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Thời sự - Chính trị -
    Brazil cách Việt Nam nửa vòng Trái đất. Bay thẳng từ Hà Nội tới thành phố Rio de Janeiro mất 25 tiếng kể cả dừng kỹ thuật giữa chặng, nhưng sự mệt mỏi dường như tan biến khi những người bạn Brazil đã dành cho Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm, thân tình.
  • 'Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Du lịch -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên và những giá trị di tích lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc, tỉnh Sơn La đã tập trung đầu tư và ban hành các chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch -
    Cách trung tâm xã Mường Cơi hơn 15 km, hồ Suối Chiếu, mùa này nước xanh ngắt giữa những dãy núi bao quanh, vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, đầy cuốn hút, ngày càng nhiều du khách tìm đến trải nghiệm, khám phá.
  • 'Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, cảm nhận rõ sự đổi thay của vùng đất này, tuyến đường nội bản được đổ bê tông sạch đẹp, có hệ thống đèn chiếu sáng; hai bên là những ngôi nhà xây kiên cố khang trang và đồi chè, vườn cây ăn quả xanh mướt, minh chứng cho cuộc sống no ấm của nhân dân.
  • 'Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Cải cách hành chính -
    Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. Năm 2024, chỉ số PAPI tỉnh Sơn La được 43,8876 điểm, tăng 1,4291 điểm so với năm 2023; đứng thứ 25/63 tỉnh, thành phố, tăng 5 bậc so với năm 2023.
  • 'Tiện ích ứng dụng tra cứu địa chí Sơn La

    Tiện ích ứng dụng tra cứu địa chí Sơn La

    Khoa Giáo -
    Ứng dụng “Tra cứu địa chí Sơn La - Sonla.wiki” do các em học sinh Trường THCS Nguyễn Cảnh Toàn và Trường Tiểu học - THCS Chiềng Pằn, xã Yên Châu triển khai thực hiện, giúp người dùng tra cứu thông tin về Sơn La qua website và điện thoại thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Sáng kiến đã đoạt giải nhì Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THCS tỉnh Sơn La năm 2024.
  • 'Mai Tiên không ma túy

    Mai Tiên không ma túy

    An ninh trật tự -
    Thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nhất là trong đấu tranh với tệ nạn ma túy, Ban quản lý bản Mai Tiên, xã Chiềng Mung đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong phát giác, tố giác tội phạm, ngăn chặn ma túy xâm nhập vào địa bàn. Nhờ đó, Bản Mai Tiên có 15 năm liên tục giữ vững danh hiệu “Bản không ma túy”.
  • 'Hoạt động của hệ thống chính trị ở Sông Mã thông suốt

    Hoạt động của hệ thống chính trị ở Sông Mã thông suốt

    Xã hội -
    Xã Sông Mã được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị trấn Sông Mã và xã Nà Nghịu cũ, với tổng diện tích 105,99 km², dân số hơn 26.000 người. Sau hơn một tuần vận hành theo mô hình mới, xã đã chủ động tổ chức bộ máy, vận hành đồng bộ, đảm bảo hoạt động hành chính công diễn ra thông suốt, tạo thuận lợi cho nhân dân, doanh nghiệp.