Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Phát huy tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên và những giá trị di tích lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc, tỉnh Sơn La đã tập trung đầu tư và ban hành các chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Giọng nữ

Ưu tiên thúc đẩy phát triển

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025, đã xác định phát triển du lịch là một trong ba lĩnh vực đột phá. Cụ thể hóa, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành kết luận về phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 41/2022/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026, với 4 nhóm chính sách: Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch; xúc tiến quảng bá du lịch; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng. Những quyết sách này đã tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các hoạt động phát triển du lịch.

Cầu kính Bạch Long - Khu du lịch Mộc Châu Island.

Ông Trần Xuân Việt, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: Ngành tập trung rà soát, đề xuất xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, ưu đãi có tính đột phá thu hút đầu tư phát triển du lịch. Trong đó, tập trung quy hoạch theo hướng cụ thể, rõ ràng, sát thực tế để “mở đường” cho du lịch Sơn La phát triển đúng hướng. Từ đó, giúp khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng, hình thành những điểm đến hấp dẫn, các sản phẩm du lịch thực sự chất lượng, xứng tầm.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định rõ các khu vực trọng điểm phát triển du lịch. Công tác quy hoạch về du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng sớm được ban hành, như: Quy hoạch tổng thể và quy hoạch chung Khu du lịch quốc gia Mộc Châu; quy hoạch vùng dọc quốc lộ 6; quy hoạch vùng lòng hồ sông Đà... Sơn La đã lồng ghép các nguồn vốn đầu tư công xây dựng hạ tầng giao thông, điện, viễn thông, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa... Giai đoạn 2021-2025, đã bố trí hơn 1.149 tỷ đồng cho 14 dự án; cấp mới 77 dự án, với số vốn đăng ký gần 29.000 tỷ đồng về lĩnh vực du lịch dịch vụ, nông nghiệp du lịch và dịch vụ thương mại, tạo đòn bẩy cho du lịch vươn lên phát triển mạnh mẽ. 

Khu du lịch sinh thái Thác Dải Yếm điểm đến được nhiều du khách lựa chọn.
Ảnh: PV

Phát huy lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa đặc sắc, ngành Du lịch đã tập trung phát triển sản phẩm du lịch đa dạng gắn với sinh thái, nông nghiệp và văn hóa bản địa. Đến nay, Sơn La có 12 khu, điểm du lịch đã được công nhận (1 khu du lịch quốc gia, 1 khu du lịch cấp tỉnh, 10 điểm du lịch cấp tỉnh); có 5 nhóm sản phẩm du lịch chủ đạo, gồm: Du lịch sinh thái, nông nghiệp; du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch cộng đồng; du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và sức khỏe; du lịch chuyên đề (thể thao; hội thảo, hội nghị, ẩm thực).

Đa dạng sản phẩm du lịch

Ông Trần Xuân Việt, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết thêm: Ngành đã tích cực phối hợp với Tổng cục Du lịch, các công ty lữ hành và các địa phương tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng về tài nguyên du lịch, tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, từ đó định hướng xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, chuyên nghiệp, làm mới sản phẩm du lịch để hấp dẫn khách du lịch đến với Sơn La.

Đoàn Famtrip khảo sát du lịch The Nordic Village.

Nhiều điểm đến tạo ấn tượng cho du khách, như: Điểm du lịch sinh thái Thác Dải Yếm; Phố đi bộ - Chợ đêm Mộc Châu; thung lũng mận Nà Ka; Đền Hang Miếng, tại Khu du lịch quốc gia Mộc Châu. Cùng với đó là các di tích lịch sử - văn hóa đã và đang được tôn tạo, bảo vệ, khai thác phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách. Nổi bật như: Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La; Di tích quốc gia đặc biệt khu căn cứ cách mạng Việt Nam - Lào; Khu Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi; Di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp khu rừng bản Nhọt; Khu du lịch Đèo Pha Đin và Khu du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La...

Bà Nguyễn Thanh Hoa, đến từ Dynamic Travel, Hà Nội, đánh giá: Là một doanh nghiệp lữ hành, chúng tôi từng có nhiều lần tham gia các đoàn Famtrip khảo sát các điểm đến tại Sơn La. Điều chúng tôi ấn tượng nhất chính là tài nguyên du lịch vô cùng phong phú, khí hậu trong lành, văn hóa đặc sắc, con người thân thiện, hạ tầng du lịch đang được hoàn thiện. Công ty đã kết nối, xây dựng các tour du lịch trải nghiệm quanh năm tại Sơn La.

Thế mạnh của du lịch Sơn La là những sản phẩm khai thác thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, nông sản cả 4 mùa; hay du lịch trải nghiệm, tìm hiểu về văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc, tham gia các lễ hội truyền thống, tuần văn hóa, tham quan và nghỉ dưỡng tại các bản du lịch cộng đồng... Bên cạnh đó, khu du lịch với dịch vụ tổng hợp, hiện đại đang được phát triển, trở thành những “điểm sáng”, như: Khu du lịch Mộc Châu Island; Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp rừng thông bản Áng...

Trình diễn trích đoạn Lễ hội Kin Pang Then của người Thái trắng xã Quỳnh Nhai.

Ông Đinh Hồng Phúc, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Pha Luông, thông tin: Công ty đang khai thác và cung cấp các sản phẩm du lịch đa dạng tại Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, gồm: Khu du lịch sinh thái Thác Dải Yếm; phố đi bộ - chợ đêm Mộc Châu; Di tích Trung đoàn 52 Tây Tiến và Khu du lịch sinh thái “The Nordic Village”. Công ty tiếp tục sáng tạo, hoàn thiện các sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách; đồng thời, khai thác và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, văn hóa bản địa. Chủ động liên kết, hợp tác với các công ty du lịch, lữ hành tạo hệ sinh thái du lịch, cùng nhau phát triển du lịch.

Vị thế trên bản đồ du lịch quốc gia

Du lịch Sơn La những năm gần đây đã có sự phát triển bứt phá, lượng khách du lịch đến ngày một tăng, vị thế của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được định hình. Trong giai đoạn 2020-2025, tăng trưởng ngành du lịch đạt 13%/năm, đóng góp khoảng 6% GRDP cho tỉnh. Nhiều dự án du lịch, khu du lịch có quy mô, chất lượng và phương thức kinh doanh hiện đại, theo tiêu chuẩn quốc tế tại các địa phương hình thành và đi vào hoạt động; sản phẩm du lịch hấp dẫn, cơ sở lưu trú, dịch vụ ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng. 

Lễ hội đua thuyền trên lòng hồ thủy điện Sơn La tại xã Quỳnh Nhai.

Với sự nỗ lực không ngừng, Sơn La đã hoàn thành và về đích trước một năm đối với 2 mục tiêu lớn được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025. Đó là: Khu du lịch quốc gia Mộc Châu chính thức được công nhận và 3 năm liên tiếp được Tổ chức giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) bình chọn là “Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu Châu Á”, 2 năm liên tiếp được bình chọn “Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu Thế giới”; vùng lòng hồ thủy điện Sơn La chính thức được đưa vào quy hoạch hệ thống du lịch quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Từ năm 2020 đến nay, Sơn La đã đón trên 20,6 triệu lượt khách du lịch; doanh thu gần 22.000 tỷ đồng. Dự tính trong năm 2025, sẽ đón 5,3 triệu lượt khách du lịch, doanh thu ước đạt 6.300 tỷ đồng. Sự tăng trưởng của ngành du lịch đã tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực khác; tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước xây dựng tỉnh Sơn La trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc.

Du lịch Sơn La đang khẳng định vai trò là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội. Với sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của tỉnh, sự đồng hành của doanh nghiệp và cộng đồng, cùng hướng đi bài bản, sáng tạo, Sơn La đang nỗ lực đưa “ngành công nghiệp không khói” vươn xa - trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • ' Thi đua giành 3 nhất

    Thi đua giành 3 nhất

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Ngày 9/7, Bộ CHQS tỉnh phát động thi đua cao điểm với chủ đề “Phất cao cờ hồng tháng Tám - Thi đua giành 3 nhất”. Dự phát động, có Đại tá Chu Văn Thành, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh.
  • 'Tập trung nguồn lực chuyển đổi số

    Tập trung nguồn lực chuyển đổi số

    Thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia, tỉnh Sơn La tập trung ưu tiên nguồn lực, xây dựng thể chế, chính sách số và hạ tầng và nhân lực số, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính nhanh gọn, hiệu quả.
  • '“Tà Xùa - Đứng dậy, vươn mình”

    “Tà Xùa - Đứng dậy, vươn mình”

    Du lịch -
    Ngày 9/7, UBND xã Tà Xùa đã tổ chức gặp mặt kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025), với chủ đề “Tà Xùa - Đứng dậy, vươn mình”.
  • 'Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Thời sự - Chính trị -
    Brazil cách Việt Nam nửa vòng Trái đất. Bay thẳng từ Hà Nội tới thành phố Rio de Janeiro mất 25 tiếng kể cả dừng kỹ thuật giữa chặng, nhưng sự mệt mỏi dường như tan biến khi những người bạn Brazil đã dành cho Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm, thân tình.
  • 'Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Du lịch -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên và những giá trị di tích lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc, tỉnh Sơn La đã tập trung đầu tư và ban hành các chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch -
    Cách trung tâm xã Mường Cơi hơn 15 km, hồ Suối Chiếu, mùa này nước xanh ngắt giữa những dãy núi bao quanh, vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, đầy cuốn hút, ngày càng nhiều du khách tìm đến trải nghiệm, khám phá.
  • 'Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, cảm nhận rõ sự đổi thay của vùng đất này, tuyến đường nội bản được đổ bê tông sạch đẹp, có hệ thống đèn chiếu sáng; hai bên là những ngôi nhà xây kiên cố khang trang và đồi chè, vườn cây ăn quả xanh mướt, minh chứng cho cuộc sống no ấm của nhân dân.
  • 'Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Cải cách hành chính -
    Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. Năm 2024, chỉ số PAPI tỉnh Sơn La được 43,8876 điểm, tăng 1,4291 điểm so với năm 2023; đứng thứ 25/63 tỉnh, thành phố, tăng 5 bậc so với năm 2023.