Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Sốp Cộp phát triển cây mắc ca

Thực hiện chủ trương đưa cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, huyện Sốp Cộp đã đưa cây mắc ca vào trồng tại các xã Mường Và, Dồm Cang, Púng Bánh, Mường Lèo, Nậm Lạnh. Hiện nay, mắc ca đang phát triển tốt, nhiều diện tích đã cho quả vụ đầu.

Giọng nữ
Cán bộ Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Sốp Cộp trao đổi kỹ thuật chăm sóc cây mắc ca với nhân dân.

Năm 2020, cây mắc ca bén rễ trên những nương đồi tại bản Co Đứa, xã Mường Và, giống cây mắc ca do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Mường Và nhập từ tỉnh Lâm Đồng về trồng 60 ha, đến nay diện tích này đã tăng lên 71 ha. Ông Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Công ty, cho biết: Sau hơn 4 năm trồng, chúng tôi nhận thấy cây mắc ca phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu, tỷ lệ sống đạt 98%, cây có khả năng chịu được sương muối, chịu hạn, ít sâu bệnh. Năm nay là vụ đầu tiên cây mắc ca cho quả bói, năng suất quả tươi ước đạt gần 3 tấn/ha, những năm tiếp theo, cây sẽ cho năng suất ổn định từ 6-8 tấn quả tươi/ha. Công ty dự kiến mở rộng diện tích lên 100 ha trong những năm tới và tạo việc làm thường xuyên cho 8-10 lao động địa phương trong công tác trồng, chăm sóc và thu hoạch.

Anh Quàng Văn Lâm, bản Co Đứa, xã Mường Và, chia sẻ: Tôi làm công nhân Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Mường Và đã 4 năm nay, với mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng. Tôi thấy cây mắc ca dễ trồng và chăm sóc, nên năm 2023, tôi đăng ký với Công ty trồng hơn 200 cây mắc ca giống trên đất trồng ngô, sắn kém hiệu quả của gia đình. Đến nay, cây mắc ca đang phát triển tốt.

Hiện nay, huyện Sốp Cộp có 81,5 ha trồng cây mắc ca, trong đó 60 ha đang cho quả bói vụ đầu tiên, quả mắc ca sẽ thu hoạch từ cuối tháng 8 đến hết tháng 10 hằng năm. Ông Vì Văn Định, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: Mắc ca là cây lâu năm cho hạt có giá trị kinh tế cao, có thể phát triển thành cây trồng rừng và trồng che bóng cho một số loại cây thấp tán như cà phê, chè, cây dược liệu. Thực hiện kế hoạch phát triển cây mắc ca giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn huyện, Phòng đã tham mưu cho UBND huyện rà soát diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất trồng kém hiệu quả để tuyên truyền, khuyến khích nhân dân chuyển đổi sang trồng cây mắc ca. Phối hợp với các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, liên kết với các hộ dân phát triển thành vùng nguyên liệu gắn với cam kết tiêu thụ, chế biến sản phẩm mắc ca.

Xã Púng Bánh có 1 ha mắc ca được trồng ở bản Khá Nghịu theo mô hình của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật năm 2022, hiện nay, cây đang phát triển tốt. Các hộ dân trong xã cũng đã đăng ký trồng thêm 10 ha mắc ca. Còn ở xã Dồm Cang từ năm 2023 đến nay, nhân dân đã thực hiện trồng 8 ha cây mắc ca gắn với phát triển kinh tế rừng, trong đó có 6 ha trồng theo dự án hỗ trợ của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 326. Ông Lò Văn Thái, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Hiện nay, xã đã tuyên truyền, vận động, khuyến khích nhân dân đăng ký với các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã trồng mắc ca trên diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả, hoặc trồng xen với cây cà phê, nhằm tăng giá trị sản xuất trên cùng diện tích canh tác và tăng khả năng che phủ rừng.

Ông Lò Văn Điện, bản Tốc Lừu, xã Dồm Cang, chia sẻ: Gia đình tôi trồng xen 350 cây mắc ca trong 2,5 ha cà phê từ năm 2023. Đến nay, toàn bộ diện tích mắc ca phát triển tốt, cây đã cao từ 1,5 - 2 mét, phát tán tầng thứ ba, trong khi cây cà phê vẫn cho năng suất ổn định.

Theo kế hoạch đến năm 2030, Sốp Cộp sẽ mở rộng diện tích trồng cây mắc ca lên 300 ha. Hiện nay, huyện tiếp tục khuyến khích, thu hút các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu mắc ca tại nhiều xã trên địa bàn; liên kết với các hộ dân hỗ trợ giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, gắn với tiêu thụ, chế biến sản phẩm, đem lại nguồn sinh kế mới bền vững cho bà con nông dân và góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng tại địa phương.

Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tập trung nguồn lực chuyển đổi số

    Tập trung nguồn lực chuyển đổi số

    Thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia, tỉnh Sơn La tập trung ưu tiên nguồn lực, xây dựng thể chế, chính sách số và hạ tầng và nhân lực số, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính nhanh gọn, hiệu quả.
  • 'Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Thời sự - Chính trị -
    Brazil cách Việt Nam nửa vòng Trái đất. Bay thẳng từ Hà Nội tới thành phố Rio de Janeiro mất 25 tiếng kể cả dừng kỹ thuật giữa chặng, nhưng sự mệt mỏi dường như tan biến khi những người bạn Brazil đã dành cho Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm, thân tình.
  • 'Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Du lịch -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên và những giá trị di tích lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc, tỉnh Sơn La đã tập trung đầu tư và ban hành các chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch -
    Cách trung tâm xã Mường Cơi hơn 15 km, hồ Suối Chiếu, mùa này nước xanh ngắt giữa những dãy núi bao quanh, vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, đầy cuốn hút, ngày càng nhiều du khách tìm đến trải nghiệm, khám phá.
  • 'Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, cảm nhận rõ sự đổi thay của vùng đất này, tuyến đường nội bản được đổ bê tông sạch đẹp, có hệ thống đèn chiếu sáng; hai bên là những ngôi nhà xây kiên cố khang trang và đồi chè, vườn cây ăn quả xanh mướt, minh chứng cho cuộc sống no ấm của nhân dân.
  • 'Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Cải cách hành chính -
    Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. Năm 2024, chỉ số PAPI tỉnh Sơn La được 43,8876 điểm, tăng 1,4291 điểm so với năm 2023; đứng thứ 25/63 tỉnh, thành phố, tăng 5 bậc so với năm 2023.
  • 'Tiện ích ứng dụng tra cứu địa chí Sơn La

    Tiện ích ứng dụng tra cứu địa chí Sơn La

    Khoa Giáo -
    Ứng dụng “Tra cứu địa chí Sơn La - Sonla.wiki” do các em học sinh Trường THCS Nguyễn Cảnh Toàn và Trường Tiểu học - THCS Chiềng Pằn, xã Yên Châu triển khai thực hiện, giúp người dùng tra cứu thông tin về Sơn La qua website và điện thoại thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Sáng kiến đã đoạt giải nhì Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THCS tỉnh Sơn La năm 2024.
  • 'Mai Tiên không ma túy

    Mai Tiên không ma túy

    An ninh trật tự -
    Thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nhất là trong đấu tranh với tệ nạn ma túy, Ban quản lý bản Mai Tiên, xã Chiềng Mung đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong phát giác, tố giác tội phạm, ngăn chặn ma túy xâm nhập vào địa bàn. Nhờ đó, Bản Mai Tiên có 15 năm liên tục giữ vững danh hiệu “Bản không ma túy”.