Hướng đến mục tiêu phát triển cây ăn quả bền vững

Sơn La hiện là tỉnh có diện tích trồng cây ăn quả đứng thứ hai trên cả nước với hơn 80.000 ha. Để đánh giá toàn diện về hiệu quả chương trình phát triển cây ăn quả trên đất dốc trên địa bàn tỉnh Sơn La, làm căn cứ đề xuất cho giai đoạn tiếp theo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện Đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường Chương trình phát triển cây ăn quả trên đất dốc giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất các giải pháp thực hiện đến năm 2025”.

 

Vùng trồng cây ăn quả tại xã Hát Lót (Mai Sơn).

 

Đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường Chương trình phát triển cây ăn quả trên đất dốc giai đoạn 2016-2020 và đề xuất các giải pháp thực hiện đến năm 2025” được triển khai từ tháng 3/2019, do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì, Thạc sỹ Nguyễn Đăng Học làm Chủ nhiệm. Sau hơn một năm triển khai nghiên cứu, Đề tài đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả chương trình phát triển cây ăn quả, gồm: Điều kiện tự nhiên, khí hậu; cơ sở hạ tầng phát triển và thuận tiện; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, đặc biệt các nhà máy chế biến quả đã được xây dựng ở Sơn La, sẽ là nơi tiêu thụ nông sản cho bà con, chính là yếu tố quan trọng góp phần phát triển cây ăn quả bền vững. Đồng thời, chỉ ra những yếu tố hạn chế sự phát triển cây ăn quả, như: Địa hình dốc, trình độ lao động còn thấp, tập quán canh tác và công tác quản lý giống, thuốc BVTV hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển cây ăn quả ở Sơn La. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra nguy cơ tăng nóng diện tích, trồng tràn lan phá vỡ quy hoạch, dẫn đến sản lượng dư thừa, giá bán thấp, bấp bênh; thiếu giống chất lượng... là những rủi ro ở mức độ cao.

 

Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu Đề tài, chương trình phát triển cây ăn quả trên đất dốc của tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 -2020 nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cả hệ thống chính trị của tỉnh và phù hợp với nguyện vọng của người dân. Tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, định hướng và các chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả trên địa bàn với chủ trương chuyển đổi cây lương thực kém hiệu quả trên đất dốc sang trồng cây ăn quả. Năm 2019, tổng diện tích trồng cây ăn quả tỉnh Sơn La đạt 70.327 ha, tăng 46.725 ha (tương ứng 198%) so với năm 2015. Trong đó, có 92,2% là diện tích chuyển đổi từ cây lương thực kém hiệu quả (chủ yếu là cây ngô, sắn). Nhiều loại cây trồng mới có giá trị kinh tế như: Chanh leo, bơ, cây có múi... được triển khai trồng tại các địa phương. Song song với sự tăng lên về diện tích cây ăn quả thì sản lượng và giá trị sản xuất của các loại quả được thị trường đón nhận, đặc biệt các loại quả: Xoài, nhãn, thanh long đã xuất khẩu sang các thị trường 12 nước, gồm: Trung Quốc, Úc, EU, Mỹ, Nhật...

 

Để phát huy hiệu quả chương trình phát triển cây ăn quả trên đất dốc trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị liên quan đến quy hoạch vùng sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm cây ăn quả, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý giống cây ăn quả, thị trường tiêu thụ và tổ chức sản xuất cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La. Trong đó, kiến nghị tỉnh Sơn La, các ngành chức năng không để tình trạng trồng cây ăn quả trên đất dốc phát triển theo hướng tự phát ở các hộ dân, vì thực tế diện tích của một số loại cây trồng và diện tích cây ăn quả của một số địa phương đã vượt quy hoạch; đối với các chính sách hỗ trợ đã có hiệu lực, cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn và linh hoạt các thủ tục hành chính liên quan đến việc hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ xuất khẩu...

 

Với những nghiên cứu chuyên sâu về chương trình cây ăn quả trên đất dốc tại Sơn La và đưa ra được những giải pháp cụ thể, Đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường Chương trình phát triển cây ăn quả trên đất dốc giai đoạn 2016-2020 và đề xuất các giải pháp thực hiện đến năm 2025” là cơ sở quan trọng để các cấp, ngành chức năng của tỉnh xem xét, tham mưu, đề xuất việc phát triển cây ăn quả một cách phù hợp, hiệu quả, góp phần xây dựng thương hiệu nông sản Sơn La bền vững.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.