Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngành Khoa học và công nghệ Sơn La, thời gian qua, đã có những chuyển động tích cực, nhiều nhiệm vụ khoa học đã tập trung vào khai thác những thế mạnh của địa phương, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực.

Giọng nữ

Quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai các nhiệm vụ theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Toàn tỉnh triển khai quản lý thực hiện 40 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN); trong đó có 37 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, 2 dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi, 1 đề tài cấp thiết địa phương cấp Quốc gia.

Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp và xã hội, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm nông sản chủ lực; từng bước xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề ra các chủ trương, chính sách của tỉnh, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó nhiều nhiệm vụ được kiểm tra, đánh giá có tính khả thi phù hợp, thích ứng với địa phương như: “Nghiên cứu tuyển chọn một số giống cà phê chè có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện tự nhiên tỉnh Sơn La”; “Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm một số giống hoa Cát Tường gắn với phát triển du lịch sinh thái tại Mộc Châu, Vân Hồ”; “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và phát triển giống lúa địa phương (I1) tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”; “Ứng dụng thiết bị máy bay không người lái (UAV) tích hợp công nghệ 4.0 theo dõi sinh trưởng, sức khỏe một số cây trồng nông nghiệp (xoài, nhãn) trên địa bàn tỉnh”; “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Sơn La”.

Nhóm thực hiện nhiệm vụ khoa học xây dựng mô hình khai thác hiệu quả nhãn hiệu chứng nhận “Cá sông Đà Sơn La”.

Nổi bật như Đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống lúa nếp tan Lương tại xã Nậm Mằn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La” do Tiến sĩ Vũ Quang Giảng, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ, trường Đại học Tây Bắc chủ trì đã đã phục tráng, bảo tồn nguồn gen giống lúa nếp tan lương bản địa không chỉ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững mà còn mang giá trị văn hóa, bảo tồn đặc sản địa phương, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung đạt chất lượng cao, mở ra cơ hội thuận lợi cho sản phẩm truyền thống có thương hiệu trên thị trường trong những năm tới.

 Tiến sĩ Vũ Quang Giảng, chủ nhiệm đề tài, thông tin: Đề tài lựa chọn 62 dòng đạt yêu cầu, tổ chức sản xuất giống nguyên chủng ở vụ mùa năm 2024 tại bản Nà Hin, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã. Các giống đều được Trung tâm khảo, kiểm nghiệm giống và sản phẩm cây trồng Quốc gia đánh giá các vụ đảm bảo tính ổn định và nguồn gen của giống. Đồng thời, đề tài đã xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống; trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh lúa Địa phương (I1) phù hợp với điều kiện tự nhiên, canh tác tại địa phương phục vụ việc phát triển sản xuất. Góp phần vào việc bảo tồn nguồn gen cây trồng địa phương, làm cơ sở phát triển thương hiệu sản phẩm gạo gắn với chương trình OCOP của huyện, tăng thu nhập cho bà con nông dân. 

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm quan các sản phẩm của Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc Sở Khoa học và Công nghệ.

Ông Nguyễn Duy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, cho biết: Việc triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã bám sát yêu cầu thực tiễn, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hằng năm, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị bàn giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã nghiệm thu để triển khai ứng dụng vào thực tiễn, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi, xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm nông sản chủ lực, phục vụ phát triển cây ăn quả.

Lan tỏa phong trào nghiên cứu, sáng tạo

Năm 2024, lần đầu tiên Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức Giải thưởng Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La. Sau 4 tháng phát động đã nhận được 17 hồ sơ tham dự, trong đó: Lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn 3 hồ sơ; lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ 2 hồ sơ; lĩnh vực khoa học tự nhiên 2 hồ sơ; lĩnh vực khoa học nông nghiệp 9 hồ sơ. Kết quả đánh giá, chấm điểm, phản biện, lựa chọn của Hội đồng chuyên ngành, có 14 công trình đảm bảo tiêu chuẩn, thang điểm. Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp tỉnh đã thống nhất đề nghị Ban tổ chức trình Chủ tịch UBND tỉnh tặng giải thưởng cho 11 công trình, gồm: 2 giải B cho công trình; 4 giải C; 5 khuyến khích cho các tác giả và nhóm tác giả.

Lễ trao Giải thưởng khoa học và công nghệ lần thứ nhất năm 2024.

Thạc sĩ Đặng Thúy Yên, Khoa Nông lâm, Trường Đại học Tây Bắc, chia sẻ: Lần đầu tỉnh Sơn la tổ chức xét tặng, cá nhân tôi cũng như những giảng viên của trường cảm thấy vui phấn khởi khi đây là một sân chơi để cho chúng tôi thêm những động lực để phấn đấu và tìm tòi hơn trong quá trình nghiên cứu khoa học để  gắn kết nghiên cứu khoa học với thực tế và sự phát triển của tỉnh.

Là đơn vị tiêu biểu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của tỉnh, Trường Đại học Tây Bắc hiện có có 9 trung tâm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu cấp giấy chứng nhận đơn vị hoạt động khoa học công nghệ. Phục vụ nghiên cứu khoa học, nhà trường chú trọng đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ, với 30 phòng thực hành phục vụ các ngành đào tạo; hệ thống nhà lưới, nhà kính, diện tích trên 10.000 m2 đáp ứng nhu cầu thực hành của các ngành thuộc khối kỹ thuật - công nghệ.

Giảng viên khoa Nông - Lâm, Trường Đại học Tây Bắc hướng dẫn sinh viên phân tích tiêu bản thực vật.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, quyền Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Tây Bắc, cho biết: Năm 2024, nhà trường thực hiện 3 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, 14 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, 58 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp cơ sở của cán bộ giảng viên; 42 đề tài cấp trường của sinh viên. Giải thưởng Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La góp phần thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học; vận động, tuyên truyền, khuyến khích, động viên, thu hút đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, các tầng lớp nhân dân tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đồng thời, là cơ sở để lựa chọn các công trình nghiên cứu tại tỉnh Sơn La tham gia Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ.

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Sơn La đã đạt được những thành tựu quan trọng, tích cực; trong đó hoạt động KH&CN đã tác động mạnh mẽ đến việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật cả về chiều rộng và chiều sâu.

Diện tích cây ăn quả tăng nhanh, với hơn 84.000 ha (xếp thứ 2 toàn quốc, sau tỉnh Tiền Giang), tỉnh đã có 213 mã số vùng trồng, 204 sản phẩm OCOP, 9 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; duy trì, phát triển 308 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn phục vụ các thị trường; 31 sản phẩm nông sản, thủy sản mang địa danh Sơn La được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ và 2 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ tại nước ngoài.

Tỉnh tạo điều kiện thành lập và hoạt động cho 11 tổ chức KH&CN, 12 doanh nghiệp KHCN. Hiện nay, tỉnh đã triển khai thí điểm mô hình đô thị thông minh tại thành phố Sơn La, bao gồm: Hệ thống phản ánh hiện trường “Son La Smart”; Hệ thống giám sát, điều hành và xử lý vi phạm an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố; tích hợp thành công phân hệ phản ánh hiện trường từ IOC thành phố lên IOC tỉnh.

Sản xuất hoa lan trong nhà kính tại Công ty cổ phần Hoa nhiệt đới, thị xã Mộc Châu.

Bám sát Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, UBND tỉnh Sơn La chủ động chỉ đạo, đôn đốc gắn trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị các cấp để quán triệt, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện của từng cấp, ngành, địa phương.

Gian hàng công nghệ số của Viettel Sơn La.

Đến nay, nguồn nhân lực khoa học công nghệ thuộc các tổ chức khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh tương đối đông đảo với 1.273 người, trong đó: 96 tiến sĩ, 555 thạc sĩ; 319 đại học... Số người có trình độ trên đại học chiếm 51,14% tổng số nhân lực KH&CN, tập trung chủ yếu ở Trường Đại học Tây Bắc. Việc nâng cao về chất lượng của nguồn nhân lực KH&CN đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên tất cả các lĩnh vực.

Sự đóng góp của KH&CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã tạo tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân 5 năm ước đạt 4,62%/năm, dự kiến năm 2025 quy mô kinh tế tiếp tục tăng; tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (theo giá hiện hành) ước đạt 80.804 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người năm 2025 ước đạt 60,3 triệu đồng/người/năm.

Ngành KH&CN Sơn La ập trung tham mưu triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đồng thời, đổi mới toàn diện công tác quản lý hà nước đối với hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ; phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, UBND huyện, thành phố trong triển khai hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh.

Phát huy sức mạnh và trí tuệ tập thể tập trung nghiên cứu, đưa tiến bộ KH&CN gắn với thế mạnh, tiềm năng có sẵn của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đưa tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh và bền vững theo tinh thần Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng môi trường sạch sẽ, an toàn ở các cơ sở y tế

    Xây dựng môi trường sạch sẽ, an toàn ở các cơ sở y tế

    Sức khỏe -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, các cơ sở y tế trong tỉnh đã đẩy mạnh phong trào xây dựng môi trường y tế “Xanh - sạch - đẹp”, tạo dựng cảnh quan ngăn nắp, an toàn, thái độ làm việc tích cực, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
  • 'Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 60 năm về trước, nghe theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước, những người con ở Hưng Yên đã rời quê hương lên xây dựng kinh tế mới ở vùng biên giới Sông Mã. Những câu chuyện về sự gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau ngày đầu gian khó không chỉ là ký ức đẹp mà còn trở thành niềm tự hào, nhắc nhở các thế hệ hôm nay tiếp nối truyền thống, chung tay vun đắp để quê hương Sông Mã ngày càng phát triển.
  • 'Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Kinh tế -
    Là một trong những vùng trồng mận lớn của tỉnh, thành phố Sơn La đang có gần 2.300 ha mận, sản lượng ước đạt khoảng trên 15.000 tấn/năm, tập trung nhiều ở các xã: Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Hua La. Thời điểm này, các vườn mận trên địa bàn thành phố đang vào thời kỳ đậu quả, nông dân các xã đang tập trung chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh cho quả mận đạt chất lượng cao nhất.
  • 'Chủ động bảo vệ cây trồng

    Chủ động bảo vệ cây trồng

    Kinh tế -
    Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy trên 12.000 ha lúa, trên 1.200 ha ngô và trên 12.600 ha rau các loại; chăm sóc trên 19.500 ha xoài, gần 13.500 ha mận, trên 23.300 ha cà phê, gần 19.800 ha nhãn, gần 5.700 ha chè...
  • 'Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    An ninh trật tự -
    Với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an, hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại tỉnh Sơn La đã có sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, được cụ thể hóa bằng nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ngay từ cơ sở.
  • 'Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Sức khỏe -
    Thời điểm này, đang chuẩn bị bước vào mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, như: Sởi, cúm, sốt xuất huyết, thủy đậu... Công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân đang được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các đơn vị y tế giám sát, phát hiện để điều trị kịp thời ngay tại cơ sở.
  • 'Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Xã hội -
    Tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm; xóa bỏ định kiến về giới; thành lập, nhân rộng các nhóm truyền thông trong cộng đồng; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ, trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội... Đó là những hoạt động thiết thực được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quỳnh Nhai triển khai, góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới.
  • 'Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn có 826 đảng viên, sinh hoạt tại 38 chi bộ. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã lựa chọn những nội dung, mô hình phù hợp với thực tiễn của địa phương gắn với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.