Họp Hội đồng xét tặng Giải thưởng Khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La lần thứ nhất, năm 2024

Ngày 12/12, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La lần thứ nhất, năm 2024, đã chủ trì cuộc họp Hội đồng xét tặng, đánh giá, chấm điểm các công trình nghiên cứu khoa học.

Giọng nữ
Họp Hội đồng xét tặng Giải thưởng Khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La lần thứ nhất, năm 2024.

Giải thưởng Khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La lần thứ nhất, năm 2024 được phát động từ tháng 7 đến tháng 10/2024. Sau 4 tháng phát động, Sở Khoa học và Công nghệ (cơ quan thường trực Hội đồng giải thưởng) nhận được 17 hồ sơ công trình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có 14 hồ sơ công trình đủ điều kiện đề nghị xét tặng giải thưởng.

Cụ thể, lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn có 3 công trình: “Cụm công trình cảnh quan và địa danh Sơn La”; “Giá trị của các nguồn tư liệu phương Tây về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX”; “Nghiên cứu một số giải pháp giảm thiểu rủi ro trong nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn tỉnh Sơn La”.

Lĩnh vực khoa học tự nhiên có 2 công trình: “Cụm công trình nghiên cứu tính chất vật lý lượng tử của ngưng tụ Bose-Einstein trong không gian bị giới hạn”; “Đa dạng thành phần loài khu hệ cá trên lòng hồ sau khi nhà máy thủy điện Sơn La đi vào hoạt động”.

Lĩnh vực khoa học nông nghiệp có 9 công trình, gồm: “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống khoai sọ mán theo hướng sản xuất hàng hóa”; “Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật cho một số cây ăn quả phù hợp điều kiện sinh thái tỉnh Sơn La”; “Trồng thử nghiệm, chọn giống Thanh long phù hợp điều kiện tự nhiên, canh tác tại tỉnh Sơn La”; “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ quản lý bệnh thán thư hại cà phê chè tại Sơn La”; “Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả xua đuổi bọ hà hại khoai lang của tinh dầu chiết xuất từ một số loài cây thuốc họ Lamiaceae vùng Tây Bắc Việt Nam”; “Xây dựng mô hình nông nghiệp theo hướng hữu cơ cho cây rau, củ tại tỉnh Sơn La”; “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp mọt đục quả hại cà phê tại Sơn La”; “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thâm canh Nghiến tại các tỉnh miền núi Tây Bắc”; “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, gây trồng cây Đẳng sâm và Sa nhân tím theo hướng thương phẩm gắn với bảo vệ tài nguyên rừng tại tỉnh Sơn La”. 

Thành viên Hội đồng Giải thưởng Khoa học và công nghệ đánh giá các công trình.

Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng Giải thưởng Khoa học và công nghệ đã phản biện, đánh giá, chấm điểm, bỏ phiếu lựa chọn các công trình đảm bảo tiêu chuẩn, thang điểm để xét tặng, trao giải thưởng, dự kiến vào tháng 2/2025.

Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Thành Công nhấn mạnh, các công trình xét tặng giải thưởng phải đảm bảo có giá trị khoa học, công nghệ và thực tiễn, được ứng dụng hiệu quả, phục vụ trực tiếp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trên cơ sở kết quả cuộc họp, đồng chí đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ khẩn trương hoàn thiện thủ tục, tham mưu Hội đồng Giải thưởng trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận các giải thưởng khoa học và công nghệ năm 2024.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.