Sơn La tăng cường các hoạt động đối ngoại

Năm 2024, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, trong bối cảnh đó, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Sơn La tiếp tục bám sát chủ trương của Đảng, Nhà nước để quản lý, chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định an ninh trật tự, đảm bảo quốc phòng và tăng cường các hoạt động đối ngoại.

Giọng nữ

Trong năm, tỉnh Sơn La duy trì và mở rộng mối quan hệ hợp tác với Đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, đặc biệt là củng cố, duy trì mối quan hệ đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa tỉnh Sơn La với 9 tỉnh của nước CHDCND Lào.

Tỉnh Sơn La tặng quà Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam.
Ảnh: PV

Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo rà soát, bổ sung, điều chỉnh hoạt động đoàn ra, đoàn vào và các hoạt động đối ngoại của tỉnh bảo đảm đúng quy định của Đảng, Nhà nước, phù hợp thực tiễn hoạt động đối ngoại theo chỉ đạo của Trung ương.  

Trong năm 2024, công tác ngoại giao Nhà nước được triển khai đồng bộ, hiệu quả, UBND tỉnh tổ chức 54 đoàn của lãnh đạo tỉnh và cấp sở, ngành, huyện, thành phố đi công tác nước ngoài; đón tiếp 42 đoàn vào Sơn La đảm bảo an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với thông lệ quốc tế, quy định của Trung ương, của tỉnh.  

Trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế, tỉnh Sơn La chủ động liên hệ với các tổ chức quốc tế, các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới kết nối, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La; cung cấp thông tin, ấn phẩm để chuyển cho cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới phục vụ hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch cho tỉnh Sơn La.

Tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch, nông sản tỉnh Sơn La tại các sự kiện: Ngày hội Du lịch Văn hóa Sơn La - Hủa Phăn năm 2024 tại tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hanoi 2024; sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế-Việt Nam International Sourcing 2024”…

Đoàn công tác nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo tỉnh Sơn La.
Ảnh: PV

Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao, xúc tiến, quảng bá đã góp phần nâng giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Sơn La trong 11 tháng qua ước đạt 177,13 triệu USD, tăng 8,69% so với cùng kỳ năm 2023, bằng 90,33% kế hoạch năm 2024. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm: Xi măng, clinker, cà phê, chè, sắn lát, tinh bột sắn, đường mía và các sản phẩm nông sản chuối, xoài, nhãn, chanh leo...

Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và ODA vào Sơn La có nhiều khởi sắc, thu hút 7 dự án FDI với tổng mức vốn đăng ký đầu tư 153,6 triệu USD. Các dự án FDI thuộc các lĩnh vực: Sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, khai thác khoáng sản… Trong đó, Australia 1 dự án, Nhật Bản 2 dự án, Hàn Quốc 3 dự án, Đài Loan 1 dự án. Tỉnh đã tiếp nhận và đang thực hiện công tác thẩm định 1 hồ sơ đề xuất Dự án Nhà máy chế biến sâu công nghệ cao Phù Yên, với mục tiêu sản xuất chế biến Niken, nhu cầu sử dụng đất 128,55 ha, tổng vốn đầu tư khoảng trên 16.029 tỷ đồng của Công ty Blackstone Minerals Limited - Australia.

Đối với các dự án thực hiện vốn ODA viện trợ không hoàn lại, đang triển khai thực hiện 3 dự án: Thỏa thuận thực hiện Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2” (GREAT 2 Sơn La) giai đoạn 2022-2027, sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ô-xtrây-li-a, với tổng giá trị phê duyệt trên 250 tỷ đồng, tương đương 15,2 triệu AUD; phê duyệt văn kiện Dự án “Xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất cây ăn quả phát triển theo chuỗi giá trị đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu và chế biến” từ Quỹ đặc biệt Hợp tác Mê Công - Lan Thương; dự án Giảm nghèo thông qua phát triển sản xuất nông nghiệp và thương mại vùng biên giới Việt Nam - Lào sử dụng Quỹ đặc biệt Hợp tác Mê Công - Lan Thương.

Họp Ban Chỉ đạo Dự án GREAT 2 Sơn La.
Ảnh: Quỳnh Ngọc

Ngoài ra, tỉnh Sơn La có 29 tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký hoạt động theo quy định. Tỉnh đã tiếp nhận, cho phép triển khai thực hiện 10 khoản viện trợ với vốn cam kết viện trợ trên 4,8 triệu USD, số lượng chương trình, dự án tăng gấp 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Các chương trình, dự án phi chính phủ nước ngoài góp phần quan trọng, thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, hỗ trợ người dân phát triển sinh kế. Đồng thời, nâng cao năng lực, nhận thức của người dân và cán bộ địa phương.

Bà Cherie Anne Russell, Tham tán Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, cho biết: Thực hiện Dự án GREAT 2 Sơn La triển khai từ năm 2023 đến 2027 trên địa bàn 12 huyện, thành phố với tổng vốn đầu tư hơn 250 tỉ đồng, trong đó vốn ODA không hoàn lại là 236 tỉ đồng, vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh là 14,5 tỉ đồng. Chúng tôi mong muốn Dự án GREAT 2 sẽ lồng ghép thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các chương trình mục tiêu quốc gia, triển khai các hoạt động nông nghiệp và du lịch theo chuỗi, góp phần tạo ra mối liên kết thị trường sản xuất kinh doanh bền vững.

Ngoài lĩnh vực vực kinh tế, công tác ngoại giao văn hóa, công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia trên địa bàn tỉnh Sơn La tiếp tục duy trì thực hiện tốt. Đã tổ chức thành công “Ngày hội Du lịch Văn hóa Sơn La - Hủa Phăn năm 2024” tại tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào; lễ công bố khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập, tỉnh Sơn La, và Pa Háng, tỉnh Hủa Phăn; lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu năm 2024...

Đây là các hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó thủy chung sắt son giữa hai nước và giữa tỉnh Sơn La với 9 tỉnh của nước CHDCND Lào có quan hệ hợp tác toàn diện với tỉnh Sơn La. Đồng thời, giới thiệu, quảng bá với bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, du lịch và di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Sơn La trong công cuộc đổi mới hội nhập và phát triển, góp phần giữ gìn, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Ngày hội du lịch văn hóa Sơn La - Hủa Phăn tại thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào.
Ảnh: PV

Dự báo thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp; các thế lực thù địch và bọn phản động không từ bỏ âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng hai nước Việt Nam - Lào, chúng tăng cường móc nối tuyên truyền lôi kéo các phần tử xấu xuất cảnh trái phép sang Lào, ảnh hưởng đến an ninh trật tự vùng Tây Bắc và tỉnh Sơn La... Vì vậy, nhiệm vụ công tác đối ngoại của tỉnh Sơn La cần tiếp tục đẩy mạnh, góp phần đảm bảo quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tiếp tục thực hiện nội dung biên bản thoả thuận hợp tác đã ký kết giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh của nước CHDCND Lào. Tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác với các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế; triển khai có hiệu quả chương trình xúc tiến vận động nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tỉnh Sơn La giai đoạn 2020-2025; chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030; công tác ngoại giao kinh tế đến năm 2030; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về tiềm năng phát triển, hợp tác và chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh đến với các đối tác trong nước và nước ngoài.

Coi trọng, nâng cao hiệu quả của công tác đối ngoại nhân dân, ngoại giao văn hóa; đào tạo, rèn luyện, bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác đối ngoại; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức đối ngoại cho cán bộ chủ chốt ở các cấp, các ngành, nâng cao năng lực chính trị và chuyên môn, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Quỳnh Ngọc
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.