Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Nhận thức đúng giá trị thiêng liêng của Chiến thắng 30-4-1975

Hiện nay, bên cạnh đại đa số nhận thức đúng thì vẫn có những cán bộ, đảng viên có nhận thức lệch lạc về giá trị, ý nghĩa của Chiến thắng 30-4-1975 - Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Họ đã ăn phải "bả độc" thông tin của các thế lực thù địch, để từ đó có những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", sai lệch trong nhận thức và hành động.

Vừa qua, tôi đã có một cuộc tranh luận khá gay gắt với một người bạn làm quản lý tại một tờ báo điện tử có tiếng, nhiều người đọc. Trong các sản phẩm báo chí của báo điện tử này, khi đưa, nhắc tới ngày 30-4-1975 thì chỉ viết rằng đây là “Ngày thống nhất đất nước”. Tưởng báo có chút nhầm lẫn, tôi đã gọi điện nhắc người bạn của mình làm ở đó rằng phải gọi chính xác về kỷ niệm ngày 30-4-1975 là kỷ niệm “Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.

Nhưng đáng tiếc, bạn tôi trả lời rằng, họ không nhầm lẫn, mà đây là chủ trương, quan điểm của Ban biên tập tờ báo trên khi định nghĩa ngày 30-4-1975. Ngay cả “Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, tờ báo trên cũng chỉ ghi là “Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước”.

Nhận thức đúng giá trị thiêng liêng của Chiến thắng 30-4-1975
Xe tăng Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập. Ảnh tư liệu

Tôi nói rằng: “Các bạn đã vi phạm đạo đức báo chí, vì nhà báo không được quyền thay đổi tên gọi của một sự kiện, một lễ kỷ niệm để từ đó làm thay đổi cách hiểu về bản chất của nó”. Sau đó, tờ báo ấy chỉ chấp nhận sửa lại đúng tên gọi về lễ kỷ niệm quốc gia sắp được tổ chức là “Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Còn trên các bản tin của họ thì vẫn đề ngày 30-4-1975 là Ngày thống nhất đất nước! 

Có thể những người quản lý tại tờ báo điện tử nọ nghĩ rằng họ làm vậy với ý nghĩa "khép lại quá khứ" để hướng tới tương lai, nêu cao tinh thần hòa hợp dân tộc... Tuy nhiên, cách làm ấy của họ chính là làm thay đổi bản chất của sự kiện, chính là một kiểu lật sử, xúc phạm công lao, xương máu của thế hệ đi trước. Bởi vì phần lớn chúng ta đều hiểu rằng, không có “giải phóng miền Nam” thì sao có “thống nhất đất nước” được!

Có những người đặt câu hỏi theo kiểu vặn vẹo rằng: Nói là “giải phóng miền Nam”, vậy thì ai giải phóng ai?

Có thể thấy rõ ràng là: Dân tộc Việt Nam, đồng bào, chiến sĩ cả hai miền Nam-Bắc đã mang sức mình để tự giải phóng mình khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai phản động tại miền Nam Việt Nam.

Tại sao phải “giải phóng miền Nam” thì mới “thống nhất đất nước”? Chúng ta cần phải thấy rằng, “thống nhất đất nước” là một thành tựu vĩ đại, là một đích đến của mấy chục năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tính từ khi đất nước bị chia cắt sau Hiệp định Geneva năm 1954. Thành tựu này chỉ đạt được sau Chiến thắng vĩ đại 30-4-1975, khi quân và dân hai miền Nam-Bắc đã giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của thực dân kiểu mới là đế quốc Mỹ và tay sai là ngụy quyền. Như thế, “giải phóng miền Nam” là điều kiện tiên quyết để “thống nhất đất nước”. Sau khi miền Nam được giải phóng thì hai miền Bắc-Nam đã tiến hành Hội nghị hiệp thương chính trị để thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.

Lại có người lý sự rằng, "có nhất thiết phải thống nhất đất nước Việt Nam bằng các hành động quân sự, có nhất thiết phải đổ máu không? Liệu có giải pháp hòa bình để thống nhất đất nước không?".

Có thể thấy, từ các nhà lãnh đạo cho tới mỗi người dân Việt Nam, không ai muốn có chiến tranh, không ai muốn phải đổ máu. Hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc luôn là những điều mỗi người Việt Nam ước mong, ấp ủ. Đấu tranh bằng biện pháp chính trị, bằng biện pháp ngoại giao để thống nhất đất nước luôn được Đảng ta đặc biệt coi trọng.  

Tuy nhiên, thống nhất đất nước tại Việt Nam chỉ có được sau những kết quả về đấu tranh quân sự. Với những chiến thắng dồn dập về quân sự của quân và dân cả nước trước kẻ địch, mà đỉnh cao là Chiến thắng 30-4-1975, chúng ta mới có thể kết thúc chiến tranh. Và cũng chỉ vì thua trên chiến trường, mà quyết định là sau thất bại của trận tập kích đường không 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội tháng 12-1972 thì đế quốc Mỹ mới chịu ký Hiệp định Paris năm 1973 và rút quân chủ lực khỏi miền Nam Việt Nam. Như vậy, thực tế là giải pháp chính trị chỉ đạt được kết quả khi đối phương thất bại trên chiến trường.

Cũng đã có những cơ hội để thống nhất đất nước Việt Nam bằng các giải pháp hòa bình, tổng tuyển cử, nhưng đế quốc Mỹ và tay sai luôn tìm mọi cách phá hoại các giải pháp hòa bình để thống nhất Việt Nam, hòng giữ được sự thống trị của mình tại miền Nam Việt Nam.

Nếu như không có sự can thiệp của đế quốc Mỹ và sự tráo trở của chính quyền Ngô Đình Diệm thì đất nước ta có thể sẽ thống nhất bằng một cuộc tổng tuyển cử hòa bình vào năm 1956 như trong nội dung của Hiệp định Geneva. Tuy nhiên, đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đã phá hoại Hiệp định Geneva, cố tình không tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử trên cả nước để thống nhất đất nước. Bởi lúc đó, Mỹ-Diệm định lượng được rằng, nếu tổng tuyển cử diễn ra thì chiến thắng sẽ dễ dàng về tay Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bởi lúc đó, uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa rất lớn, hợp lòng dân, đã lãnh đạo nhân dân đánh thắng thực dân Pháp xâm lược với Chiến thắng Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu". Thậm chí, tình báo Mỹ đã kết luận rằng, nếu có tổng tuyển cử thì kết quả tốt nhất cho Mỹ-Diệm là ít nhất khoảng 80% dân số sẽ bầu cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.   

Năm 1973, ngụy quyền cũng không hề muốn ký Hiệp định Paris để chấm dứt chiến tranh, nhưng dưới sức ép của Mỹ (do Mỹ không thể kham nổi cuộc chiến nữa) nên buộc phải ký. Trong Hiệp định Paris có các điều khoản về cam kết tôn trọng ngừng bắn, giữ vững hòa bình ở miền Nam Việt Nam, giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng và tránh mọi xung đột bằng vũ lực.

Hiệp định Paris cũng quy định vấn đề thống nhất nước Việt Nam bằng phương pháp hòa bình, thời gian thống nhất sẽ do miền Bắc và miền Nam Việt Nam thỏa thuận. Tuy nhiên, ngay sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ngụy quân đã lập tức vi phạm hiệp định khi thực hiện hàng loạt cuộc hành quân đánh phá, nống lấn vào vùng giải phóng. Thậm chí giới lãnh đạo ngụy quyền còn lên kế hoạch toàn diện, lâu dài giai đoạn 1973-1978 hòng bình định miền Nam Việt Nam, tiếp tục đàn áp, dìm nhân dân miền Nam trong bể máu.

Tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố rằng: “Đừng nói giải pháp chính trị, giải pháp chính trị rồi đưa tới cộng sản.... Hễ nó (Quân giải phóng) giỏi, nó thắng mình chịu. Mình thắng, nó phải chịu. Không có cái chánh phủ liên hiệp tiên quyết... Sẽ không có tổng tuyển cử, sẽ không có chính phủ liên hiệp, sẽ không có phân chia vùng kiểm soát, sẽ không có lực lượng thứ ba và không có một Chính phủ Cách mạng lâm thời nào”.

Với tính chất phản động của ngụy quyền, thì vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc, khả năng tổng tuyển cử để thống nhất đất nước đối với dân tộc Việt Nam trở nên phi thực tế. Nếu như không có sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng ta, tài thao lược của các tướng lĩnh Quân đội ta, sự anh dũng của quân dân ta để làm nên Chiến thắng 30-4-1975 thì sẽ không thể có đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất và phát triển của ngày hôm nay. Sự đầu hàng của chính quyền Dương Văn Minh là sự đầu hàng vô điều kiện.  

Chiến thắng 30-4-1975 đã được ghi vào lịch sử là chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam để thống nhất đất nước, được thế giới công nhận và khâm phục. Do vậy, thế hệ hôm nay, khi nhắc tới công lao của cha ông cần hết sức trân trọng và biết ơn. Cần phải tìm hiểu lịch sử với thái độ tôn trọng và thận trọng, nhất là đối với các sự kiện lớn, các nhà lãnh đạo đã được ghi danh vào lịch sử, không được tự ý thay đổi các tên gọi của các sự kiện lịch sử. Đặc biệt là cần tìm hiểu lịch sử từ các nguồn chính thức, chính thống, tránh bị tiêm nhiễm, ảnh hưởng từ các nguồn thông tin không rõ ràng, bởi đằng sau các thông tin, đánh giá về các sự kiện lịch sử từ các nguồn không chính thống đều có thể tiềm ẩn những mưu đồ chính trị. 

Theo QĐND
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Thời sự - Chính trị -
    Brazil cách Việt Nam nửa vòng Trái đất. Bay thẳng từ Hà Nội tới thành phố Rio de Janeiro mất 25 tiếng kể cả dừng kỹ thuật giữa chặng, nhưng sự mệt mỏi dường như tan biến khi những người bạn Brazil đã dành cho Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm, thân tình.
  • 'Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Du lịch -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên và những giá trị di tích lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc, tỉnh Sơn La đã tập trung đầu tư và ban hành các chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch -
    Cách trung tâm xã Mường Cơi hơn 15 km, hồ Suối Chiếu, mùa này nước xanh ngắt giữa những dãy núi bao quanh, vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, đầy cuốn hút, ngày càng nhiều du khách tìm đến trải nghiệm, khám phá.
  • 'Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, cảm nhận rõ sự đổi thay của vùng đất này, tuyến đường nội bản được đổ bê tông sạch đẹp, có hệ thống đèn chiếu sáng; hai bên là những ngôi nhà xây kiên cố khang trang và đồi chè, vườn cây ăn quả xanh mướt, minh chứng cho cuộc sống no ấm của nhân dân.
  • 'Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Cải cách hành chính -
    Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. Năm 2024, chỉ số PAPI tỉnh Sơn La được 43,8876 điểm, tăng 1,4291 điểm so với năm 2023; đứng thứ 25/63 tỉnh, thành phố, tăng 5 bậc so với năm 2023.
  • 'Tiện ích ứng dụng tra cứu địa chí Sơn La

    Tiện ích ứng dụng tra cứu địa chí Sơn La

    Khoa Giáo -
    Ứng dụng “Tra cứu địa chí Sơn La - Sonla.wiki” do các em học sinh Trường THCS Nguyễn Cảnh Toàn và Trường Tiểu học - THCS Chiềng Pằn, xã Yên Châu triển khai thực hiện, giúp người dùng tra cứu thông tin về Sơn La qua website và điện thoại thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Sáng kiến đã đoạt giải nhì Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THCS tỉnh Sơn La năm 2024.
  • 'Mai Tiên không ma túy

    Mai Tiên không ma túy

    An ninh trật tự -
    Thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nhất là trong đấu tranh với tệ nạn ma túy, Ban quản lý bản Mai Tiên, xã Chiềng Mung đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong phát giác, tố giác tội phạm, ngăn chặn ma túy xâm nhập vào địa bàn. Nhờ đó, Bản Mai Tiên có 15 năm liên tục giữ vững danh hiệu “Bản không ma túy”.
  • 'Hoạt động của hệ thống chính trị ở Sông Mã thông suốt

    Hoạt động của hệ thống chính trị ở Sông Mã thông suốt

    Xã hội -
    Xã Sông Mã được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị trấn Sông Mã và xã Nà Nghịu cũ, với tổng diện tích 105,99 km², dân số hơn 26.000 người. Sau hơn một tuần vận hành theo mô hình mới, xã đã chủ động tổ chức bộ máy, vận hành đồng bộ, đảm bảo hoạt động hành chính công diễn ra thông suốt, tạo thuận lợi cho nhân dân, doanh nghiệp.