Thắt chặt tình đoàn kết toàn dân tộc

Những ngày này, các khu dân cư của huyện Yên Châu bắt đầu rộn ràng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, gắn kết tình làng, nghĩa xóm, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết cộng đồng, cùng nhau chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giọng nữ
 

Nhập chú thích

 

Trang trọng, ấm cúng, mang đậm dấu ấn vùng miền, với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ... là điều dễ dàng nhận thấy tại Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc được tổ chức tại các địa phương của huyện Yên Châu. Từ các tiểu khu của thị trấn đến các bản làng vùng cao, biên giới, tùy theo điều kiện, phong tục, tập quán của từng địa phương mà mỗi nơi lựa chọn cách tổ chức khác nhau, nhưng vẫn bảo tồn, phát huy được giá trị, bản sắc văn hóa riêng.

Đồng chí Trần Sỹ Hứng, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Yên Châu, cho biết: Hằng năm, Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp trong huyện đã chủ động tham mưu với cấp ủy xây dựng kế hoạch tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11). Ngày hội tạo khí thế thi đua sôi nổi, động viên tinh thần, cổ vũ nhân dân ở các khu dân cư thực hiện tốt  cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”...

Ban công tác mặt trận bản Đán, xã Yên Sơn, tặng quà cho các gia đình văn hóa.

Tại bản Đán, xã Yên Sơn, dọc các tuyến đường đều treo cờ Tổ quốc, băng rôn, khẩu hiệu tạo không khí vui tươi, phấn khởi, bởi năm nay, bản được huyện Yên Châu chọn làm điểm tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc từ đầu tháng 11, đúng vào dịp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã đang ra sức thi đua phấn đấu về đích nông thôn mới vào cuối năm 2024.

Ông Hoàng Văn Hoàn, Trưởng Ban công tác Mặt trận bản Đán, chia sẻ: Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng bà con các dân tộc Thái, Kinh, Xinh Mun luôn đoàn kết, nỗ lực chung tay cùng xã xây dựng nông thôn mới, khu dân cư văn hóa. Nhân dân bản Đán đã đồng thuận hiến hơn 1.000 m2 đất và đóng góp hàng nghìn ngày công bê tông hóa 3 km đường nội đồng, liên bản; lắp đặt 30 bóng đèn chiếu sáng tuyến đường nội bản; trồng, chăm sóc gần 100 ha cây ăn quả, rau màu; đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc; thành lập  2 câu lạc bộ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; thu nhập của nhân dân ngày càng nâng lên, chỉ còn 18 hộ nghèo...

Nhân dân bản Khá, xã Sặp Vạt, quét dọn tuyến đường nội bản sạch đẹp

Còn ông Hoàng Văn Chương, bản Đán, phấn khởi nói: Ngày hội là dịp nhân dân trong bản gặp gỡ, động viên nhau đoàn kết thi đua phát triển kinh tế, thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ, quyết tâm xây dựng bản ngày càng đổi mới.

Bản Bó Mon, xã Tú Nang, họp bình xét khen thưởng các hộ gia đình có thành tích trong xây dựng nông thôn mới.

Nhân dân bản Bó Mon, xã Tú Nang, cũng tổ chức nhiều hoạt động hướng tới Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng chí Mùa A Chinh, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Bó Mon, cho biết: Chuẩn bị cho Ngày hội, bà con tích cực dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm; giao lưu thể dục thể thao, đóng góp kinh phí tổ chức "bữa cơm đoàn kết". Đồng thời, bản đã tổng kết, đánh giá bình xét khen thưởng các tập thể, cá nhân, hộ gia đình có thành tích trong xây dựng nông thôn mới, khu dân cư văn hóa...

Vừa qua, bà con bản Bó Mon phấn khởi khi được đầu tư nâng cấp tuyến đường nội bản dài 3 km với mức đầu tư 7,6 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các điểm trường mầm non, tiểu học tại bản được sửa chữa khang trang... Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, nhân dân trong bản tích cực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Nhiều năm liền, bản được công nhận bản văn hóa tiêu biểu.

Trong thời gian tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các khu dân cư, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Yên Châu đã phối hợp với các địa phương tổ chức các hoạt động “Vì người nghèo”, trao tặng gần 1.000 suất quà cho các gia đình khó khăn, tri ân gia đình có công với cách mạng, tôn vinh những cá nhân, tập thể, hộ gia đình có nhiều đóng góp cho cộng đồng và hoạt động xã hội..., giúp nhân dân có ngày hội ấm áp, nghĩa tình.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc đã thắt chặt thêm tình đoàn kết ở cộng đồng khu dân cư. Nhân dân các dân tộc cùng nhau vượt qua khó khăn, thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào của địa phương, cũng như nghị quyết đại hội đảng các cấp đề ra, chung tay xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.