Sơn La chủ động ứng phó khẩn cấp với mưa lớn trên diện rộng

Trong khi Sơn La đang “gồng mình” khắc phục hậu quả cơn bão số 2, thì theo cảnh báo của Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh, từ chiều tối 28/7 đến ngày 1/8/2024, trên địa bàn tỉnh có khả năng xảy ra mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến 70-200mm/đợt, có nơi trên 300mm; trong mưa giông đề phòng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Giọng nữ
Đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc làm việc cùng các sở, ngành của tỉnh họp bàn các giải pháp phòng, chống mưa lũ.

Chủ động ứng phó với đợt mưa lớn sắp tới, chiều 26/7, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cùng UBND Thành phố đã kiểm tra khu vực Bom Bay, bản Phiêng Hay và một số điểm sạt lở xã Chiềng Xôm. Kiểm tra thực tế, nhận thấy mực nước khu vực Bom Bay dâng cao, các cửa hang cacxtơ ngập sâu trong nước, cùng khối lượng bùn đất, rác thải bịt một phần lối thoát nước trong hang đã gây ngập úng diện rộng. Theo đó, trong sáng 27/7, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã chỉ đạo thành phố Sơn La phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, Công ty TNHH MTV quản lý các công trình thủy lợi huy động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng nạo vét rác ùn tắc tại cửa hang, cây cối mắc kẹt trong lòng của các hang thoát lũ Liệp Phi, bản Sẳng, Lả Mường... Sở Công thương cũng chỉ đạo Công ty thủy điện Nậm La mở cửa phát điện tối đa công suất để tiêu thoát nước.  

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công tác phòng, chống bão lũ tại xã Chiềng Xôm, Thành phố.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã ban hành Công điện ứng phó khẩn cấp mưa lớn diện rộng trên địa bàn. Công điện, yêu cầu các cấp, các ngành và các địa phương chủ động các giải pháp ứng phó với đợt mưa lũ do ảnh hưởng của mưa lớn diện rộng.

Đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, chỉ đạo: Tất cả các lực lượng “4 tại chỗ” phải ứng trực 24/24 giờ; rà soát tất cả các điểm xung yếu để di chuyển dân và tài sản. Tuyệt đối không được ra sông, ra suối bắt cá, không đi vớt củi và tuyệt đối không di chuyển vào những vùng có khả năng sạt lở cao; huy động lực lượng quân đội, công an và dân quân ứng trực kịp thời. Chuẩn bị sẵn sàng lương thực, hậu cần, kịp thời tiếp tế lương thực cho nhân dân.

Huy động "4 tại chỗ" giúp dân di chuyển tài sản khỏi nơi nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn trước khi mưa lớn xảy ra vài ngày tới.

Ứng phó với đợt mưa lớn sắp tới, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai bảo đảm an toàn công trình hồ đập thủy lợi, nhất là các hồ đập xung yếu, không để xảy ra sự cố bất ngờ gây thiệt hại về tính mạng, tài sản nhân dân.

Đảm bảo giao thông đường bộ, Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo Ban Quản lý bảo trì đường bộ và các nhà thầu quản lý, bảo trì đường bộ tăng cường tuần đường bám nắm các tuyến được giao quản lý, phát hiện kịp thời các sự cố về cầu đường sau mưa lũ, báo cáo có biện pháp chỉ đạo, khắc phục sớm.

Ông Nguyễn Văn Chính, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải, cho biết: Sở chỉ đạo các đơn vị huy động toàn bộ phương tiện, nhân lực vệ sinh mặt đường sau mưa lũ; san gạt, bạt, đắp phụ lề đường đảm bảo thoát nước. Các đơn vị đã bố trí trực 24/24 giờ, chuẩn bị máy móc, thiết bị, nhân lực khắc phục nhanh chóng các sự cố, đảm bảo thông tuyến trong thời gian nhanh nhất.

Lực lượng vũ trang tỉnh Sơn La tiếp tục nắm bắt tình hình tại các địa phương; triển khai ứng phó, tìm kiếm, cứu nạn, bảo đảm kịp thời, hiệu quả khi có yêu cầu. Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế bảo đảm cơ số thuốc dự phòng, tổ chức khám chữa bệnh, tập trung cứu chữa đối với những người bị thương; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai ngay công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại những nơi lũ đã rút, chủ động triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh có thể phát sinh sau mưa lũ, khử trùng nguồn nước, giữ gìn vệ sinh phòng tránh những bệnh truyền nhiễm và phát sinh mầm bệnh.

Khu vựa sạt lở tại bản Panh, xã Chiềng Xôm, Thành phố

Hiện nay, Thành phố còn 3 điểm ngập sâu, khoảng 60 hộ dân bị ảnh hưởng và thiệt hại nhiều diện tích lúa, ngô, hoa màu của nông dân các xã Chiềng Xôm, Chiềng Đen và phường Chiềng An. 30 hộ dân tại bản Panh, xã Chiềng Xôm và bản Co Phung, xã Chiềng Ngần nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cao, cần di dời khẩn cấp. 

UBND Thành phố và các lực lượng vũ trang tham gia khảo sát, tìm giải pháp tiêu lũ ngập úng cho khu vực hồ Bom Bay, bản Phiêng Hay, xã Chiềng Xôm.

Đồng chí Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch UBND Thành phố, cho biết: Trước thông tin cảnh báo của Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh, có mưa lớn trong một vài ngày tới, Thành phố đang tích cực phối hợp các sở, ban, ngành của tỉnh kiểm tra các điểm ngập úng, chủ động các phương án tiêu lũ, phòng chống ngập úng; chỉ đạo các xã huy động “4 tại chỗ” hỗ trợ di chuyển khẩn cấp các hộ dân trong vùng sạt lở đến nơi an toàn. Trong sáng 27/7, Thành phố đã chỉ đạo phường Quyết Thắng, Quyết Tâm phá dỡ các công trình xây dựng trên hệ thống thoát nước đô thị làm thu hẹp dòng; huy động phương tiện nạo vét, khơi thông dòng chảy hệ thống thoát nước thải đô thị, đảm bảo an toàn trước đợt mưa lớn trên diện rộng trong những ngày tới.

Thành phố huy động các lực lượng hỗ trợ di chuyển tài sản khỏi nơi nguy cơ sạt lở cao.

Là địa phương chịu nhiều thiệt hại từ hoàn lưu cơn bão số 2 vừa qua, huyện Mai Sơn đang vừa chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai, vừa đang tập trung chỉ đạo các địa phương rà soát, kiểm tra các điểm xung yếu, sẵn sàng di dời người dân ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở cao để đảm bảo an toàn tính mạng.

Bà Cầm Thị Khay, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn, cho biết: Triển khai các giải pháp ứng phó với mưa lớn trong những ngày tới, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện chỉ đạo các xã, thị trấn hỗ trợ di dời và bố trí nơi ở tạm thời cho các hộ dân trong vùng nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn theo phương án đã được xây dựng từ đầu năm. Đồng thời, rà soát, đảm bảo nguồn dự phòng ngân sách, sẵn sàng ứng phó kịp thời khi có tình huống xảy ra, đặc biệt là việc cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu cho các khu vực bị ngập úng, sạt lở. Qua kiểm tra, rà soát và tuyên truyền, nhiều hộ dân ở thị trấn Hát Lót đã chủ động di chuyển khỏi nơi có nguy cơ ngập úng, sạt lở cao.

Thời gian ứng phó với mưa lớn diện rộng không còn nhiều, do đó, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Sơn La yêu cầu các địa phương tập trung rà soát lại các điểm có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét sớm có phương án di dời người và tài sản đến nơi an toàn. Bên cạnh đó, kiểm tra dung tích các hồ chứa chủ động xả lũ trước khi bão về để điều tiết, cắt lũ cho vùng sau đập và đảm bảo các điều kiện an toàn về đập, hồ chứa. Theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo thời tiết, thông báo kịp thời cho nhân dân chủ động phòng, chống và ứng phó với thiên tai.

Nhóm PV
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Xã hội -
    Cuối tháng 11, chúng tôi có dịp trở lại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên. Nằm ở độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển, nên mùa đông nơi đây lạnh cắt da, cắt thịt. Xã có 4 bản, 574 hộ, trên 3.500 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.