Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Pá Lông tập trung ổn định đời sống nhân dân

Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Châu, Pá Lông có địa hình đồi dốc, chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống, sản xuất của bà con vẫn còn manh mún. Xã có 8 bản, 669 hộ, đến hết năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo còn 39,4%.

Giọng nữ
Thi công tuyến đường bản Tịa Tậu, xã Pá Lông, huyện Thuận Châu.

Ông Chá A Và, Chủ tịch UBND xã, cho biết. Những năm gần đây, với sự quan tâm đầu tư của nhà nước, đường về trung tâm xã đã được rải nhựa; trụ sở xã, trạm y tế được đầu tư xây dựng. Xã tập trung triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Từ nguồn vốn hỗ trợ theo các chương trình, dự án, như chương trình 135, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện cho nhân dân Pá Lông phát triển kinh tế. Khai thác tiềm năng về đất đai, lao động, xã chỉ đạo các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác với các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn ưu đãi, với tổng dư nợ gần 6,3 tỷ đồng, đầu tư mua giống cây trồng, vật nuôi và máy móc phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa.

Bản Pá Ný có 89 hộ đồng bào dân tộc Mông. Bản có 2 ha cà phê, 180 ha ngô, sắn, chăn nuôi 1.500 con gia súc, gia cầm. Ông Chá A Sùng, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, chia sẻ: Những năm gần đây, người dân trong bản tích cực học hỏi các mô hình kinh tế hiệu quả để áp dụng. Nhiều hộ tiên phong đưa cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất. Ngoài ra, bản có 40 lao động đi làm ở các doanh nghiệp ngoài tỉnh, thu nhập từ 5-10 triệu đồng/người/tháng. Tháng 11 vừa qua, tuyến đường 3,5 km vào bản đã được đổ bê tông, giúp bà con đi lại thuận tiện.

Cửa hàng tạp hóa của hộ dân xã Pá Lông, huyện Thuận Châu.

Là hộ đầu tiên ở xã đưa cây cà phê vào trồng, ông Chá Chứ Sùng, bản Pá Ný, cho biết: Gia đình có 3 ha đất sản xuất, chủ yếu là trồng ngô, sắn. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy cây cà phê cho giá trị kinh tế cao. Năm 2016, tôi chuyển đổi 5.000m2 đất sang trồng cà phê. Đến nay, đã thu hoạch được 5 vụ. Năm nay, gia đình thu gần 3 tấn quả, giá bán trung bình 18.000 đồng/kg. Thời gian tới, gia đình tiếp tục chuyển 1 ha trồng ngô sang trồng cà phê. Chúng tôi mong muốn được hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, tạo liên kết thành lập HTX để hỗ trợ bà con ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và lên kết bao tiêu sản phẩm.

Còn gia đình chị Vừ Thị Dợ, bản Từ Xá, trước đây thu nhập chủ yếu là trồng ngô, cây lúa trên nương và chăn nuôi gia súc. Năm 2012, chị vay vốn mở cửa hàng tạp hóa. Chị Dợ chia sẻ: Sau mấy năm, kinh doanh, gia đình mở thêm dịch vụ sửa chữa xe máy, nhờ đó thu nhập ổn định hơn. Năm 2023, gia đình đã xây dựng được ngôi nhà 2 tầng kiên cố, trị giá gần 1 tỷ đồng.

Nông dân bản Tịa, xã Pá Lông, phát triển chăn nuôi gia súc.

Hiện nay, nhân dân xã Pá Lông thâm canh 150 ha sắn, 500 ha ngô, 25 ha cây ăn quả, 4 ha cà phê, 26 ha cây sơn tra, 325 ha lúa, chăn nuôi gần 13.000 con gia súc, gia cầm; khoanh nuôi bảo vệ 590 ha rừng. Năm 2024, xã được đầu tư 7 công trình đường giao thông nông thôn; trong đó, tuyến đường đến bản Pá Ný, Tinh Lá đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng; tuyến đi bản Tịa Tậu đã hoàn thành phần nền và đang đổ bê tông. Ngoài ra, nâng cấp hệ thống điện lưới quốc gia, xây dựng công trình thủy lợi.

Nỗ lực giảm nhanh số hộ nghèo, Pá Lông đang tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của nhà nước; tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Bài, ảnh: Trần Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Vận hành thông suốt mô hình chính quyền địa phương

    Vận hành thông suốt mô hình chính quyền địa phương

    Cải cách hành chính -
    Sau mười ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, những lo ngại về tình trạng quá tải, gây chậm trễ việc giải quyết thủ tục hành chính đã được giải tỏa. Bộ máy chính quyền cơ sở đã triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, hiệu quả, hoạt động ổn định, thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân, doanh nghiệp.
  • 'Nâng cao chất lượng công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp

    Nâng cao chất lượng công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 10/7, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp.
  • 'Chú trọng thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí

    Chú trọng thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí

    Xã hội -
    Trong bối cảnh yêu cầu sử dụng hiệu quả ngân sách và tài sản công ngày càng cấp thiết, tỉnh Sơn La quyết liệt thực hiện các giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là siết chặt quản lý ngân sách và chi tiêu, nhằm tăng nguồn lực cho phát triển và bảo đảm an sinh xã hội.
  • 'Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Xuân Nha là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Xuân Nha và Tân Xuân, có diện tích tự nhiên 263,37 km², dân số 10.110 người. Phát huy lợi thế, UBND xã chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
  • 'HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    Kinh tế -
    Với mong muốn thay đổi tư duy làm nông nghiệp và tìm hướng đi bền vững cho nông sản, HTX Nông nghiệp Mạnh Khôi, xã Mường Bú, tích cực đổi mới hoạt động, đã chủ động liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản địa phương.
  • 'Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Sơn La là tỉnh được tham gia Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) triển khai thực hiện từ năm 2022. Sau gần 3 năm, đề án đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.
  • 'Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, tại tỉnh Sơn La xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cùng với nhiều trận mưa lớn kèm theo gió lốc, mưa đá, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Chủ động ứng phó, các cấp, các ngành toàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân.