Ngôi nhà chung của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Nhiều năm nay, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh đã trở thành ngôi nhà chung của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đối tượng bảo trợ xã hội. Bằng tình thương và trách nhiệm, cán bộ, nhân viên của Trung tâm giúp các em và đối tượng bảo trợ xóa đi mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống.

Giọng nữ
Các em ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh ôn bài sau giờ học trên lớp.

Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, là nơi tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Hiện nay, trung tâm đang nuôi dưỡng 9 người cao tuổi không có người chăm sóc và 94 trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng. Hầu hết trẻ ở đây đều là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Mỗi em một hoàn cảnh nhưng đều có điểm chung là cần được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ.

Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, chia sẻ: Trung tâm hiện có 31 cán bộ, nhân viên, luôn trách nhiệm, tận tụy, với mong muốn bù đắp một phần cho các cháu vốn bị thiệt thòi để được phát triển toàn diện. Trung tâm thường xuyên phối hợp với các nhà trường nắm bắt tình hình học tập và ý thức rèn luyện của các cháu; phân công cán bộ, nhân viên chăm lo cho từ bữa ăn, giấc ngủ; quản lý, hướng dẫn các cháu học tập.

Bố mẹ mất sớm, từ năm 7 tuổi, em Bạc Thị Bó, xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai được Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh tiếp nhận, chăm sóc. Em Bạc Thị Bó chia sẻ: Trong 8 năm ở đây, em được nuôi dưỡng, học tập trong môi trường đầy tình thương. Với em, Trung tâm chính là ngôi nhà thứ hai của mình, em luôn cố gắng học tập để đạt kết quả tốt nhất, không phụ công nuôi dưỡng, chăm sóc của các cô, chú. Năm học 2023-2024, em đoạt giải ba môn Ngữ văn tại kỳ thi học sinh giỏi của Thành phố.

Còn trường hợp của em Lừ Thị Quỳnh Như, 11 tuổi, ở xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, mới vào trung tâm được 3 tháng. Bố mẹ của em mất từ khi em mới 8 tuổi, em sống với bà. Lừ Thị Quỳnh Như chia sẻ: Từ khi vào trung tâm em cảm nhận được sự yêu thương, được quan tâm, chăm sóc của các mẹ, không phải lo bữa no, bữa đói và được tạo điều kiện cắp sách đến trường học cùng các bạn. Em cố gắng học tập thật tốt để trở thành người có ích cho xã hội.

Tạo những điều kiện tốt nhất cho các em, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh đã thực hiện tốt các quy định và lập kế hoạch chăm sóc hỗ trợ trẻ về tâm lý, tình cảm, y tế, giáo dục, học nghề và các kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng... Hằng năm, Trung tâm xây dựng và triển khai các kế hoạch sinh hoạt văn hóa tinh thần cụ thể theo các chương trình, hoạt động định kỳ, nhân dịp nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hè. Đặc biệt, những ngày Tết thiếu nhi, Trung thu, cấp ủy, Ban Giám đốc trung tâm, đoàn thể và các nhà hảo tâm đến thăm hỏi, chia sẻ yêu thương với các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Có thâm niên 13 năm công tác tại Trung tâm, chị Nguyễn Thị Lan Anh, Phòng Quản lý chăm sóc, chia sẻ: Mới đầu vào các con thường rất e dè, nhưng sau một thời gian đã hòa đồng với các bạn. Công việc thường ngày của chúng tôi là gọi các con dậy từ 5 giờ 30 phút; chuẩn bị đồ ăn sáng cho các con để kịp giờ đến trường; hướng dẫn các con làm bài tập vào mỗi đầu giờ chiều và buổi tối.

Tại trung tâm, các thành viên coi nhau như người trong gia đình, cùng chăm lo mái ấm chung, cùng chia sẻ công việc. Hằng tuần, Trung tâm tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe, thêm gắn bó và đoàn kết. Cùng với đó, Trung tâm tổ chức tăng gia, chăn nuôi, vừa giúp cải thiện bữa ăn, vừa xây dựng ý thức lao động cho trẻ. Năm học 2023-2024, Trung tâm có 2 em theo học tại các trường nghề trên địa bàn tỉnh; có 80 cháu tham gia học tập từ tiểu học đến THPT, nhiều em đạt học lực giỏi, khá; 2 em đoạt giải ba, 1 em đoạt giải khuyến khích học tại kỳ thi chọn học sinh giỏi Thành phố.

Từ tình yêu thương của những người cha, người mẹ thứ hai ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh đã giúp các em được bù đắp những tổn thương, mất mát, giúp các em trưởng thành. Tin rằng, từ những tình yêu ấy sẽ giúp cho các em vượt qua khó khăn, trở thành người có ích cho xã hội.

Hoài Trang (CTV)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Công tác cải cách hành chính trong Đảng là nội dung quan trọng, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác CCHC trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ.
  • 'Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Xã hội -
    Là trung tâm công nghiệp của tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn có nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thu hút trẻ em lao động trái pháp luật. Vì vậy, huyện luôn quan tâm phòng ngừa lao động sớm ở trẻ em.
  • 'Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp thực tế; chủ động đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, Đảng bộ Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các chi bộ trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ các lĩnh vực quản lý của ngành.
  • 'Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Du lịch -
    Cùng với chú trọng củng cố tổ chức hội vững mạnh, thời gian qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển thêm sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch của tỉnh Sơn La.
  • 'Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã kết nối với các đơn vị tuyển dụng lao động tổ chức hội nghị thông tin về thị trường lao động tại các xã, bản; tổ chức ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm, giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
  • 'Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Đồng thời, triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nhất là đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của tỉnh, góp phần ổn định sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho nông dân.
  • 'Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Xã hội -
    Sương muối và mưa đá là những hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Các địa phương trong tỉnh đang chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ các loại cây vụ đông và cây trồng lâu năm trước tác động bất lợi của thời tiết.