Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La có dân số khoảng 1,3 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 80%. Triển khai các chương trình, chính sách dân tộc kịp thời, hiệu quả đã và đang làm cho diện mạo các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên.

Trường Mầm non Bình Minh, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, được đầu tư xây dựng khang trang.

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Có dịp về bản Song, xã Chiềng La, huyện Thuận Châu, con đường đất nhỏ hẹp về bản trước đây đã được mở rộng, đổ bê tông kiên cố, sạch sẽ; ngay đầu bản là nhà văn hóa, nhà lớp học mầm non được xây dựng khang trang. Bản Song có 90 hộ đồng bào dân tộc Thái, La Ha chung sống. Năm 2024, bản được Nhà nước đầu tư hơn 1,4 tỷ đồng xây mới nhà lớp học mầm non, giúp 26 trẻ và giáo viên có trường lớp khang trang. Đặc biệt, tuyến đường từ bản về xã Chiềng Pha, dài hơn 3,5 km, kết nối với quốc lộ 6 và đi qua khu sản xuất của bản được đổ bê tông, giúp bà con thuận tiện trong tiêu thụ nông sản. Đến nay, trên 90% tuyến đường nội bản đã được đổ bê tông.

Là người sống lâu năm tại bản, chứng kiến những đổi thay, ông Lò Văn Đón, Trưởng ban Công tác Mặt trận bản Song, vui vẻ nói: Trước đây, đường bản chỉ là đường đất, nhỏ, hẹp, trời mưa thì lầy lội, nắng thì bụi. Giờ được Nhà nước đầu tư, có đường bê tông kiên cố, ô tô về tận bản, lên tận nương thu mua cà phê, ngô, sắn... Niềm mơ ước bấy lâu nay của bà con đã thành hiện thực. Con em các dân tộc được đi học chữ ở trường học khang trang, an toàn, phụ huynh yên tâm phát triển kinh tế.

Về huyện Yên Châu, địa phương thực hiện tốt việc huy động mọi nguồn lực, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc. Năm 2024, huyện được phân bổ trên 151 tỷ đồng Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Huyện đã phân bổ vốn hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.040 hộ; đầu tư 13 công trình nước sinh hoạt tập trung cho 1.544 hộ thụ hưởng; 12 công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh được đầu tư; hỗ trợ bố trí, ổn định dân cư vùng thiên tai cho 35 hộ bản Tô Buông, xã Lóng Phiêng; hỗ trợ hơn 2,6 tỷ đồng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số; duy tu bảo dưỡng 11 công trình các xã, bản đặc biệt khó khăn...

Ông Lò Đức Việt, Trưởng phòng Dân tộc huyện Yên Châu, cho biết: Trong năm, nhiều công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần nâng tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa đạt 100%; 99% số hộ được dùng điện lưới quốc gia; 100% số xã được đầu tư xây dựng hệ thống trường học, trạm y tế kiên cố, đảm bảo việc học tập, chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhân dân; trên 80% số bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; có 99,5% hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia an toàn; 95,5% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ nghèo còn 20,12%...

Thi công tuyến đường từ bản Song, xã Chiềng La đến xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu.

Lóng Phiêng là xã biên giới đầu tiên của huyện Yên Châu hoàn thành chương trình xây dựng NTM năm 2023. Không dừng lại ở đó, xã đang củng cố, duy trì, nâng cao các tiêu chí; chú trọng xây dựng các bản đạt chuẩn nông thôn mới. Ông Trần Thế Quang, Chủ tịch UBND xã, phấn khởi: Đời sống vật chất, tinh thần của bà con xã vùng biên ngày càng khởi sắc, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 42,3 triệu đồng/năm, giá trị sản xuất đất nông nghiệp đạt trên 85 triệu đồng/ha; 94,5% tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,83%. Đáng mừng nhất là cả xã không còn nhà tạm, nhà dột nát.

Đẩy mạnh triển khai các chính sách dân tộc

Triển khai thực hiện chính sách dân tộc, tỉnh Sơn La đã lồng ghép các nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Riêng năm 2024, toàn tỉnh có 55 hộ được hỗ trợ đất ở; 585 hộ được hỗ trợ nhà ở; đầu tư 85 công trình nước sinh hoạt tập trung, với 8.233 hộ được thụ hưởng; 1.221 hộ được bố trí ổn định, sắp xếp dân cư. Đầu tư xây dựng 163 công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh, tổng chiều dài hơn 308 km; 14 công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt; 191 nhà văn hóa; 66 trường, lớp học; 132 công trình thủy lợi; mở 35 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 2.750 lượt người...

Các công trình, dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng đã làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,28%; 97,55% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 75,2% số bản có đường giao thông từ xã đến trung tâm bản được cứng hóa; 78% số trường, lớp học được xây dựng kiên cố; 98% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và 98,8% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia...

Mô hình nuôi lợn đen của nông dân xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu.

Ông Nguyễn Văn Thu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cho biết: Ban tiếp tục tham mưu kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh, cấp huyện. Phân công nhiệm vụ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo tinh thần “5 rõ”. Toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất một huyện đưa ra khỏi danh sách huyện nghèo; mỗi năm giảm 4-5% hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn; 44% số xã vùng đồng bào dân tộc đạt chuẩn nông thôn mới; 85% bản có đường giao thông từ xã đến trung tâm bản được cứng hóa; 100% trường học xã vùng đặc biệt khó khăn, biên giới có nhà ở, bếp ăn, công trình vệ sinh cho học sinh ở các cấp học; 100% đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe...

Hiệu quả các chính sách hỗ trợ, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Quàng Hưởng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Vận hành thông suốt mô hình chính quyền địa phương

    Vận hành thông suốt mô hình chính quyền địa phương

    Cải cách hành chính -
    Sau mười ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, những lo ngại về tình trạng quá tải, gây chậm trễ việc giải quyết thủ tục hành chính đã được giải tỏa. Bộ máy chính quyền cơ sở đã triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, hiệu quả, hoạt động ổn định, thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân, doanh nghiệp.
  • 'Nâng cao chất lượng công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp

    Nâng cao chất lượng công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 10/7, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp.
  • 'Chú trọng thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí

    Chú trọng thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí

    Xã hội -
    Trong bối cảnh yêu cầu sử dụng hiệu quả ngân sách và tài sản công ngày càng cấp thiết, tỉnh Sơn La quyết liệt thực hiện các giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là siết chặt quản lý ngân sách và chi tiêu, nhằm tăng nguồn lực cho phát triển và bảo đảm an sinh xã hội.
  • 'Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Xuân Nha là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Xuân Nha và Tân Xuân, có diện tích tự nhiên 263,37 km², dân số 10.110 người. Phát huy lợi thế, UBND xã chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
  • 'HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    Kinh tế -
    Với mong muốn thay đổi tư duy làm nông nghiệp và tìm hướng đi bền vững cho nông sản, HTX Nông nghiệp Mạnh Khôi, xã Mường Bú, tích cực đổi mới hoạt động, đã chủ động liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản địa phương.
  • 'Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Sơn La là tỉnh được tham gia Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) triển khai thực hiện từ năm 2022. Sau gần 3 năm, đề án đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.
  • 'Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, tại tỉnh Sơn La xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cùng với nhiều trận mưa lớn kèm theo gió lốc, mưa đá, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Chủ động ứng phó, các cấp, các ngành toàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân.