Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Vẫn tiềm ẩn nguy cơ đá lăn ở Tổ 12, phường Quyết Thắng

Đến bây giờ, nhiều người dân ở Tổ 12, phường Quyết Thắng (Thành phố) vẫn không quên được cảnh tượng thương tâm của vụ sạt lở đá, ngày 19/7/2017, làm gia đình anh Nguyễn Tiến Hồng và chị Trần Thị Thơm thiệt hại nặng nề, bản thân chị Trần Thị Thơm và con trai bị đa chấn thương nặng.

 Hiện trường vụ sạt lở đá Tổ 12, phường Quyết Thắng

Dẫn chúng tôi xuống khu vực nhà anh chị Hồng - Thơm, anh Hà Văn Xoan, Trưởng Ban CHQS, Phó trưởng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn phường (PCTT-TKCN) cho biết: Khi xảy ra vụ việc, lực lượng chức năng của phường đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, đưa người đi cấp cứu, thu dọn, di chuyển tài sản; xác minh, lập biên bản thống kê thiệt hại. Tránh nguy hiểm cho người dân, Ban chỉ huy PCTT - TKCN phường đã treo biển cảnh báo để người dân không tự ý vào khu vực này.

Xảy ra hiện tượng đá lăn, một phần là do một số doanh nghiệp trước đây khai thác đá ồ ạt; một phần do kết cấu đá ở đây không liền khối, khi mưa nhiều xói lở đất giữ chân, dễ sạt lở. Qua khảo sát, khu vực này vẫn còn khoảng 400 m3 đá có thể lăn xuống phía dưới bất cứ lúc nào. Nhìn theo vệt đá lăn, chúng tôi thấy phía trên quả đồi vẫn còn nhiều tảng đá to với khối lượng lớn, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao. Tại khu vực tổ 12, phường Quyết Thắng ba mặt giáp núi đá, có tới 20 hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng của đá lăn. Họ đều có hộ khẩu thường trú, trong đó 11 hộ đã hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Một điểm chung, các hộ trong khu vực phải di chuyển đều là lao động phổ thông, kinh tế eo hẹp, cho nên việc di chuyển đến nơi ở mới không thể diễn ra trong một sớm, một chiều.

Ông Đoàn Xuân Quyết, Tổ trưởng tổ dân phố 12, nói: Tổ 12 có ba địa điểm có nguy cơ đá lăn cao. Qua tuyên truyền trong các cuộc họp tổ, bà con đều đã thấy rõ sự nguy hiểm và hậu quả của đá lăn, nhưng do điều kiện kinh tế eo hẹp nên việc di chuyển đến nơi ở khác gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, chúng tôi rất mong các cấp, các ngành chức năng sớm khảo sát, kiểm tra và xử lý những tảng đá có nguy cơ lăn; bố trí tái định cư để người dân sớm di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Trao đổi thêm với anh Hà Văn Xoan, được biết: Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Ban chỉ huy PCTT - TKCN của phường đã xây dựng phương án phòng, chống lũ bão - giảm nhẹ thiên tai; tăng cường kiểm tra các khu vực trọng điểm, cũng như công tác tổ chức phòng, chống lũ bão - giảm nhẹ thiên tai của các tổ, bản, đơn vị, cơ quan trên địa bàn theo phương châm “4 tại chỗ”...; tiến hành kiểm tra, phá, chôn lấp những tảng đá có nguy cơ lăn cao. Đối với những hộ cần di chuyển khẩn cấp, UBND phường đã lập hồ sơ trình UBND Thành phố bố trí nơi ở mới cho những hộ dân này. UBND phường cũng đã phối hợp với Phòng Kinh tế của Thành phố chọn đơn vị tư vấn lập phương án phá đá tại những vùng có nguy cơ xảy ra đá lăn.

Theo số liệu thống kê của Ban chỉ huy PCTT - TKCN phường, trong năm 2017, không chỉ tổ 12 mà các tổ 5, 13, 14, 15 và bản Giảng Lắc cũng nằm trong khu vực có nguy cơ cao xảy ra đá lăn. Để giảm thiểu thiệt hại, Ban chỉ huy PCTT - TKCN phường đã chỉ đạo các tổ, bản đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cảnh báo nguy cơ đá lăn cho nhân dân thông qua các cuộc họp, trên hệ thống loa truyền thanh; huy động nguồn lực theo phương châm “4 tại chỗ”, đảm bảo lực lượng, phương tiện ứng cứu thiên tai kịp thời; kiểm tra rà soát, xác định bổ sung các khu vực xung yếu cần phải sơ tán, di dời; tiến hành kiểm tra, rà soát, phá, chôn lấp những tảng đá nằm tại các điểm có nguy cơ lăn cao. Ban chỉ huy PCTT - TKCN phường cũng đề nghị Thành phố cấp thêm kinh phí để triển khai phá, chôn lấp đá. Đồng thời, có phương án di chuyển những hộ dân sống quanh núi đá về nơi ở mới, giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm làm kinh tế.

Trao đổi về vấn đề này, ông Đỗ Văn Trụ, Phó Chủ tịch UBND Thành phố, thông tin: Trước hậu quả của đá lăn, Thành phố đã và đang chỉ đạo các xã, phường đẩy nhanh tiến độ rà soát hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ xảy ra đá lăn cao; lập danh sách những hộ cần phải di chuyển ngay. Thành phố đã tiến hành quy hoạch hơn 5 ha đất tại khu vực Noong Đúc, phường Chiềng Sinh, bố trí TĐC cho hơn 400 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, đá trên địa bàn. Riêng những hộ nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao mà cố tình ở lại, Thành phố sẽ kiên quyết xử phạt hành chính, bắt buộc di chuyển.

Trần Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Thời sự - Chính trị -
    Brazil cách Việt Nam nửa vòng Trái đất. Bay thẳng từ Hà Nội tới thành phố Rio de Janeiro mất 25 tiếng kể cả dừng kỹ thuật giữa chặng, nhưng sự mệt mỏi dường như tan biến khi những người bạn Brazil đã dành cho Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm, thân tình.
  • 'Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Du lịch -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên và những giá trị di tích lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc, tỉnh Sơn La đã tập trung đầu tư và ban hành các chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch -
    Cách trung tâm xã Mường Cơi hơn 15 km, hồ Suối Chiếu, mùa này nước xanh ngắt giữa những dãy núi bao quanh, vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, đầy cuốn hút, ngày càng nhiều du khách tìm đến trải nghiệm, khám phá.
  • 'Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, cảm nhận rõ sự đổi thay của vùng đất này, tuyến đường nội bản được đổ bê tông sạch đẹp, có hệ thống đèn chiếu sáng; hai bên là những ngôi nhà xây kiên cố khang trang và đồi chè, vườn cây ăn quả xanh mướt, minh chứng cho cuộc sống no ấm của nhân dân.
  • 'Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Cải cách hành chính -
    Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. Năm 2024, chỉ số PAPI tỉnh Sơn La được 43,8876 điểm, tăng 1,4291 điểm so với năm 2023; đứng thứ 25/63 tỉnh, thành phố, tăng 5 bậc so với năm 2023.
  • 'Tiện ích ứng dụng tra cứu địa chí Sơn La

    Tiện ích ứng dụng tra cứu địa chí Sơn La

    Khoa Giáo -
    Ứng dụng “Tra cứu địa chí Sơn La - Sonla.wiki” do các em học sinh Trường THCS Nguyễn Cảnh Toàn và Trường Tiểu học - THCS Chiềng Pằn, xã Yên Châu triển khai thực hiện, giúp người dùng tra cứu thông tin về Sơn La qua website và điện thoại thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Sáng kiến đã đoạt giải nhì Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THCS tỉnh Sơn La năm 2024.
  • 'Mai Tiên không ma túy

    Mai Tiên không ma túy

    An ninh trật tự -
    Thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nhất là trong đấu tranh với tệ nạn ma túy, Ban quản lý bản Mai Tiên, xã Chiềng Mung đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong phát giác, tố giác tội phạm, ngăn chặn ma túy xâm nhập vào địa bàn. Nhờ đó, Bản Mai Tiên có 15 năm liên tục giữ vững danh hiệu “Bản không ma túy”.
  • 'Hoạt động của hệ thống chính trị ở Sông Mã thông suốt

    Hoạt động của hệ thống chính trị ở Sông Mã thông suốt

    Xã hội -
    Xã Sông Mã được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị trấn Sông Mã và xã Nà Nghịu cũ, với tổng diện tích 105,99 km², dân số hơn 26.000 người. Sau hơn một tuần vận hành theo mô hình mới, xã đã chủ động tổ chức bộ máy, vận hành đồng bộ, đảm bảo hoạt động hành chính công diễn ra thông suốt, tạo thuận lợi cho nhân dân, doanh nghiệp.