Thu nhập cao từ mô hình nuôi dúi

Gia đình anh Liềm Văn Hợp, sinh năm 1988, trú tại tổ 14, phường Chiềng Sinh (Thành phố) đã phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi dúi, bước đầu mang lại hiệu quả, đồng thời mở ra hướng đi mới nhiều triển vọng cho người dân ở địa phương.

 

 

Mô hình nuôi dúi của gia đình anh Liềm Văn Hợp, tổ 14, phường Chiềng Sinh (Thành phố).

 

Sinh ra và lớn lên tại bản Pác Ma, xã Pác Ma (huyện Quỳnh Nhai). Năm 2007, thực hiện Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La, anh Hợp theo bố mẹ đến sinh sống tại tổ 14, phường Chiềng Sinh và theo học tại Khoa Chăn nuôi thú y, Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La. Năm 2009, anh tốt nghiệp ra trường và quyết định phát triển kinh tế trên chính mảnh đất tái định cư của gia đình. Sau nhiều năm chăn nuôi lợn thương phẩm, do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn Châu phi và chi phí sản xuất lớn, đầu ra chưa ổn định nên anh quyết định tìm hướng đi mới. Năm 2017, qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng và Internet, anh Hợp được biết nuôi dúi cho hiệu quả kinh tế và anh đã học làm theo. Anh bàn với gia đình đầu tư 100 triệu đồng để mua 100 cặp dúi sinh sản (1 triệu đồng/cặp), cải tạo lại chuồng lợn cũ để làm chuồng nuôi dúi. Chuồng nuôi dúi được thiết kế đơn giản, không tốn diện tích, gia đình anh dùng gạch lát nền gắn lại với nhau theo kích thước cao 50x50cm. Thức ăn rất đơn giản và dễ kiếm, gồm: Tre, ngô, thân mía và cho ăn 1-2 lần/ngày. Dúi trưởng thành có trọng lượng từ 1,5 kg - 2kg/con. Sau 1 năm, số cặp dúi giống ban đầu sinh sản và phát triển, với đặc tính sinh sản nhanh, chỉ 3 - 4 tháng, dúi sinh sản 1 lần, mỗi lần dúi đẻ từ 3 - 5 con; dúi con được khoảng 60 ngày thì tách mẹ, bán giống, giá dao động từ 1-1,5 triệu đồng/cặp với trọng lượng từ 0,4-0,8 kg/con. Tùy vào nhu cầu của khách hàng, anh Hợp sẽ tư vấn để giúp họ chọn mua con giống tốt nhất; chia sẻ, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Để tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, anh Hợp đã quảng bá trên mạng xã hội như: Facebook, zalo và được nhiều người biết đến tận nhà tìm mua. Hiện, gia đình anh đang bán dúi giống cho các thương lái, hộ gia đình tại huyện: Mường La, Phù Yên, Thành phố và tỉnh Lai Châu.

 

Với đặc tính của dúi là sống trong bóng tối, không chịu được nhiệt độ nóng, anh Hợp đã thiết kế chuồng có mái che, hệ thống phun sương trên mái để làm mát, giảm nhiệt độ vào mùa hè; còn mùa đông, anh tận dụng phụ phẩm từ nông nghiệp để đốt sưởi ấm cho chuồng trại. Đặc biệt, loài dúi không cần uống nước, lượng chất thải ra ít và khô nên khoảng 4 ngày gia đình anh dọn vệ sinh chuồng 1 lần, phun khử trùng 1 tháng/lần. Anh Hợp cho biết: So với nuôi lợn, nuôi dúi chi phí thấp, bởi thức ăn dễ kiếm, không tốn diện tích nuôi, sinh sản nhanh, không bị bệnh, tốn ít công chăm sóc. Hiện, gia đình tôi duy trì đàn dúi gần 200 con với 160 ô nuôi, chủ yếu là bán dúi giống. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình thu hơn 100 triệu đồng.

 

Không chỉ phát triển kinh tế cho chính mình, với tinh thần cởi mở, anh Liềm Văn Hợp luôn tích cực hướng dẫn, giúp đỡ nhiều gia đình trong bản; đặc biệt là đoàn viên thanh niên có hoàn cảnh khó khăn muốn học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi để cùng nhau nhân rộng mô hình nuôi dúi phát triển kinh tế gia đình, lập thân, lập nghiệp, vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình.

Thu Thảo
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tân Xuân đa dạng sản phẩm măng tre

    Tân Xuân đa dạng sản phẩm măng tre

    Kinh tế -
    Khai thác vùng nguyên liệu tre rộng hơn 2.000 ha, HTX Tân Xuân Nông nghiệp 269 Tân Xuân, tại bản Bướt, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ đã nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo từ cây tre, xây dựng mô hình kinh doanh bền vững, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các thành viên.
  • 'Chăm lo lợi ích cho đoàn viên

    Chăm lo lợi ích cho đoàn viên

    Xã hội -
    Chú trọng chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, Công đoàn Công ty cổ phần Phân bón Sông Lam Tây Bắc đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp người lao động yên tâm làm việc, đồng hành với doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.
  • 'Khơi dậy tiềm năng, trí tuệ người lao động

    Khơi dậy tiềm năng, trí tuệ người lao động

    Xã hội -
    Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động thị xã Mộc Châu tích cực tham gia phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải thiện môi trường làm việc, đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh chuyển đổi số.
  • 'Phong trào thi đua lao động sáng tạo

    Phong trào thi đua lao động sáng tạo

    Xã hội -
    Trong bối cảnh chuyển đổi sâu rộng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc, giai cấp công nhân và người lao động tỉnh Sơn La đang ngày càng khẳng định vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu, đồng thời là một bộ phận chính trị - xã hội to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển bền vững của địa phương.
  • 'Đặc sắc ẩm thực dân tộc

    Đặc sắc ẩm thực dân tộc

    Du lịch -
    Cùng với các yếu tố thuận lợi về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nét văn hóa độc đáo, thì sự đa dạng về ẩm thực của các dân tộc với những món ăn mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc, đã làm tăng sức hấp dẫn, mời gọi du khách tìm về khám phá và trải nghiệm vùng đất Sơn La.
  • 'Xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn Sơn La vững mạnh

    Xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn Sơn La vững mạnh

    Xã hội -
    Quán triệt quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, những năm qua, tổ chức công đoàn tỉnh Sơn La không ngừng được củng cố, phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền, của đoàn viên và người lao động trong tỉnh.
  • 'Phát triển bền vững du lịch Tà Xùa

    Phát triển bền vững du lịch Tà Xùa

    Du lịch -
    Cách thành phố Sơn La hơn 100 km, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, sở hữu nhiều lợi thế phát triển du lịch. Miền “mây trời quyện với núi non” này là điểm đến lý tưởng, thu hút đông đảo du khách thích săn mây và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, hoang sơ. Tà Xùa đang tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa du lịch phát triển bền vững.
  • 'Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế

    Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế

    Xây dựng Đảng -
    Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Púng Bánh, huyện Sốp Cộp, nhiệm kỳ 2020-2025, đề ra 19 chỉ tiêu, với 49 tiêu chí về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng. Những năm qua, Đảng bộ xã đã phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, nhất là người đứng đầu, tinh thần tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên và các tổ chức hội, đoàn thể, chăm lo đời sống của nhân dân.