Thêm cơ hội để “Bơ Sơn La” chinh phục thị trường

Sản phẩm quả bơ của tỉnh ta vừa được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đây là cơ hội lớn để quả bơ khẳng định chỗ đứng trên thị trường cũng như tạo điều kiện để cá nhân, HTX sản xuất và kinh doanh bơ mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua các hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.

Quả bơ Sơn La được giới thiệu và bán tại hệ thống siêu thị thực phẩm sạch Happy Mart, Hà Nội.

Cây bơ được đưa vào trồng ở Sơn La từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi đó chủ yếu trồng để tạo bóng mát và phục vụ nhu cầu gia đình. Sau hơn 30 năm, đến nay, cây bơ đã khẳng định hiệu quả kinh tế, từ đó đã hình thành các vùng trồng bơ chuyên canh, chất lượng cao.

Toàn tỉnh hiện có hơn 1.120 ha bơ, sản lượng gần 4.000 tấn/năm, tập trung trên địa bàn các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu. Quả bơ Sơn La cũng đang dần khẳng định trên thị trường, không chỉ bởi hương vị thơm dẻo, béo ngậy, hàm lượng dinh dưỡng cao, mà còn an toàn với người tiêu dùng khi được trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP.

Các giống bơ khá đa dạng, như bơ nếp, bơ sáp, bơ kép, bơ đốm trắng vỏ tím, ruột vàng và các giống mới TA3, TA31, TA5, TA54, TA44... với đặc điểm chung là vỏ mỏng, da căng, thịt béo ngậy, ít xơ, không sượng. Bơ có thể đạt 1-1,2 kg/quả, mỗi cây cho thu hoạch từ 50 đến 200 kg tùy theo độ tuổi của cây, giá bơ trung bình từ 15.000 - 35.000 đồng/kg, mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình.

Tiềm năng về giá trị kinh tế, khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của cây bơ đã được khẳng định. Tuy vậy, quả bơ ở Sơn La vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường, đầu ra chưa ổn định.

Để phát triển bền vững chuỗi giá trị bơ và nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo thêm giá trị gia tăng và cải thiện thu nhập từ trồng và kinh doanh quả bơ, năm 2019, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp thực hiện Dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Bơ Sơn La” cho sản phẩm quả bơ. Sau hơn 2 năm triển khai, dự án đã đăng ký thành công nhãn hiệu; xây dựng bộ tiêu chí quản lý nhãn hiệu chứng nhận và chất lượng sản phẩm quả bơ; hoàn thiện công cụ pháp lý của nhãn hiệu chứng nhận. Đây là cơ sở để quảng bá, phát triển, quản lý, khai thác nhãn hiệu chứng nhận “Bơ Sơn La”. Đồng thời, lựa chọn 49 xã, phường thuộc 7 huyện, thành phố đưa vào bản đồ khu vực địa lý tương ứng với nhãn hiệu chứng nhận “Sơn La” cho sản phẩm quả bơ của tỉnh Sơn La.

Ông Phan Ngọc Bắc, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, cho biết: Sở đã phối hợp với các địa phương thực hiện tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật để các HTX, người dân ứng dụng vào sản xuất, từng bước nâng cao chất lượng, mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng bơ. Định hướng của tỉnh đến năm 2030, sẽ đưa sản lượng quả bơ ước đạt khoảng 20.000 tấn và một trong những giải pháp để mở rộng được thị trường tiêu thụ quả bơ, tăng thu nhập cho người dân. Việc xây dựng thành công nhãn hiệu “Bơ Sơn La” là điều kiện cần và đủ để quả bơ của tỉnh khẳng định thương hiệu trên thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu.

Dự án đã hỗ trợ ban đầu về truy xuất nguồn gốc cho 2 HTX được trao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Bơ Sơn La” là HTX Anh Trang, huyện Mai Sơn và HTX Phương Nam, huyện Yên Châu. Anh Trần Như Kiên, Giám đốc HTX Phương Nam, chia sẻ: Trước đây, quả bơ của HTX chủ yếu bán cho các thương lái, từ khi có tem, nhãn mác thì khách hàng tin tưởng hơn, giá bán cũng cao hơn từ 10-15%. Hiện, đang bắt đầu vào vụ thu hoạch bơ, với 10 ha, dự kiến năm nay HTX sẽ thu khoảng 120-130 tấn bơ, thị trường tiêu thụ chủ yếu là Hà Nội thông qua hệ thống các siêu thị, cửa hàng hoa quả sạch.

Tiến sĩ Hoàng Xuân Trường, Chủ nhiệm Dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Bơ Sơn La” cho sản phẩm quả bơ của tỉnh Sơn La, thông tin: Chúng tôi đã tổ chức đào tạo, tập huấn quản lý, kiểm soát và sử dụng nhãn hiệu, tập huấn marketing và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; xây dựng công cụ quảng bá và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu và kết nối thị trường tiêu thụ quả bơ của tỉnh Sơn La. Từ chỗ chỉ bán buôn cho các thương lái tại chợ đầu mối, các HTX, người dân sản xuất và kinh doanh bơ đã thiết lập được kênh tiêu thụ sản phẩm thông qua các hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch tại Hà Nội, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Việc được cấp nhãn hiệu chứng nhận “Bơ Sơn La” tiếp thêm động lực để các HTX, người trồng bơ tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp thu mua, chế biến và liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước khẳng định thương hiệu và giá trị “Bơ Sơn La”.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây mái ấm, dựng niềm tin

    Xây mái ấm, dựng niềm tin

    Xã hội -
    Cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm cao, huy động các nguồn lực thực hiện, Sơn La đã hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, về đích trước 5 tháng so với kế hoạch. Những ngôi nhà kiên cố được hoàn thành, biến ước mơ an cư lạc nghiệp của hàng nghìn gia đình khó khăn thành hiện thực, bảo đảm an sinh xã hội.
  • 'Những ngôi nhà thắm tình quân - dân

    Những ngôi nhà thắm tình quân - dân

    Xã hội -
    Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025”, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tích cực huy động nguồn lực, trực tiếp đóng góp tiền của, ngày công giúp nhân dân biên giới xây dựng nhà ở kiên cố, an cư, bám bản, giữ đất, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
  • 'Huy động sức dân xóa nhà tạm, nhà dột nát

    Huy động sức dân xóa nhà tạm, nhà dột nát

    Xã hội -
    Xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước ta. Cùng với các nguồn lực từ Nhà nước, doanh nghiệp, các địa phương trong tỉnh đã huy động sức dân để hỗ trợ xóa nhà tạm cho hộ nghèo, gia đình chính sách.
  • 'Nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường

    Nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường

    Nông thôn mới -
    Phong trào “Xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp” gắn với xây dựng nông thôn mới, đang được huyện Phù Yên triển khai hiệu quả, ngày càng lan tỏa sâu rộng trong nhân dân, góp phần giúp các địa phương hoàn thành tiêu chí về môi trường.
  • 'Mang tấm lòng thiện nguyện đến với cộng đồng

    Mang tấm lòng thiện nguyện đến với cộng đồng

    Sức khỏe -
    Trong hoạt động nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ, luôn có các tình nguyện viên nhiệt tình, kiên trì đồng hành. Họ được ví như “cánh tay nối dài”, không ngại khó khăn, với tấm lòng thiện nguyện luôn chia sẻ yêu thương đến cộng đồng.
  • 'Nông dân Sốp Cộp làm theo lời Bác

    Nông dân Sốp Cộp làm theo lời Bác

    Cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hội Nông dân huyện Sốp Cộp đã phát động mỗi cơ sở hội đăng ký xây dựng một mô hình tiêu biểu về phát triển kinh tế để triển khai, nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của hội viên, nông dân.
  • '“Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm”

    “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm”

    Khắc ghi lời Bác dặn “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm”, Ban Thường vụ Huyện ủy Vân Hồ đã lựa chọn nhiều nội dung đột phá trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với nhiệm vụ chính trị, sát với thực tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Một số vấn đề cử tri quan tâm: Nâng cấp tuyến tỉnh lộ 109 từ xã Nậm Păm đi xã Ngọc Chiến; Đề nghị bãi bỏ khoản 3, Điều 1, Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; Đầu tư rãnh thoát nước hai bên tuyến QL4G tại khu vực ngã 3 bản Púng, xã Chiềng Khoong; Xây dựng tuyến đường bê tông từ Đội 2, xã Liên Hòa, huyện Vân Hồ
  • 'Khai thác lợi thế phát triển kinh tế bền vững

    Khai thác lợi thế phát triển kinh tế bền vững

    Kinh tế -
    Là xã vùng III của huyện Thuận Châu, xã Bản Lầm, có 957 hộ chủ yếu là dân tộc Thái và Mông, sinh sống tại 6 bản. Đời sống người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Nhà nước, cấp ủy, chính quyền xã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.