Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

“Nghệ nhân nhân dân” đam mê văn hóa dân tộc Thái

Cả cuộc đời đam mê nghiên cứu, sưu tầm văn hóa Thái, Nghệ nhân nhân dân Lò Văn Lả, hiện sống tại phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La được ví như cuốn “Từ điển bách khoa” về văn hóa, văn học dân gian của dân tộc Thái.

Nghệ nhân nhân dân Lò Văn Lả nghiên cứu, sưu tầm văn hóa Thái.

Sinh năm 1941, tại bản Cọ, phường Chiềng An, thành phố Sơn La, vùng đất mang đậm nét văn hóa dân tộc Thái Sơn La. Năm 1956, ông Lả theo học tại Trường Sư phạm miền núi Trung ương tại Hà Nội đến năm 1959, sau khi ra trường, ông về Trường Sơ cấp Sư phạm Khu Tây Bắc đảm nhận dạy tiếng, chữ Thái cho giáo sinh. Từ năm 1965-1969, ông làm biên tập, biên dịch Báo chữ Thái Tây Bắc. Năm 1970, ông chuyển sang công tác tại Ban Tuyên giáo Khu tự trị Tây Bắc. Từ năm 1977, ông làm biên tập, biên dịch chương trình phát thanh tiếng Thái của Đài Tây Bắc và Đài Phát thanh - Truyền hình Sơn La. Đến năm 2000, ông Lả nghỉ hưu theo chế độ.

Trong quá trình công tác, ông Lả đã sưu tầm, biên tập, soạn lưu giữ nhiều tài liệu văn hóa Thái. Ông chia sẻ: Văn hóa dân tộc Thái rất phong phú, đa dạng, dễ nghe, dễ hiểu, dễ làm theo... nếu không bảo tồn, lưu giữ sẽ bị mai một. Từ đó, tôi càng quyết tâm, nghiên cứu, sưu tầm để bảo tồn và truyền dạy cho con cháu.

Hơn 60 năm dày công nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác, ông Lả sở hữu bộ sưu tập đồ sộ với 27 tập, gồm 3.139 bài, 16.840 trang A4 đánh máy chữ Thái truyền thống Sơn La, chữ phiên âm, dịch ra tiếng phổ thông về những câu chuyện bản, mường; nghi lễ dân gian và văn học dân gian dân tộc Thái. Hiện nay, ông tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm biên soạn, tục ngữ Thái giải nghĩa vùng Tây Bắc và Nghệ An. Hiện nay, một số tác phẩm của ông Lả biên tập đã được xuất bản, như: Thơ đồng dao dân tộc Thái “Cháu nhỏ vui hát”, kịch bản “Hạn Khuống” do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Sơn La xuất bản. Lời cúng Mường La, do Hội Văn nghệ các dân tộc thiểu số Việt Nam xuất bản...

Đã ngoài 80 tuổi nhưng niềm đam mê, nhiệt huyết với văn hóa dân tộc của ông Lả không phai nhạt, ông vẫn tích cực tham gia mạng lưới trí thức bản địa các dân tộc thiểu số Việt Nam của Trung tâm hỗ trợ phát triển bền vững miền núi. Hiện nay, ông Lả làm Trưởng nhóm ở thành phố Sơn La, đã tập hợp được hơn 60 người, chia theo ba nhóm: Sưu tầm bảo tồn phổ biến văn học dân gian, nhóm truyền dạy chữ Thái và nhóm hát các làn điệu dân ca Thái. Tham gia chương trình Thái học Việt Nam gần 30 năm, ông Lả được vinh danh trong số những người có nhiều bài viết tham gia nhất. Bên cạnh đó, ông còn tham gia Hội Văn nghệ các dân tộc thiểu số Việt Nam; Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật tỉnh, chuyên ngành văn học dân tộc; thực hiện truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian, tiếng nói, chữ viết, văn hóa, phong tục, ngữ văn dân gian cho hơn 300 người là con, cháu, hạt nhân đội văn nghệ, những người yêu thích nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc Thái...

Nghệ nhân nhân dân Lò Văn Lả đã góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc, để những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Thái trường tồn với thời gian. Với những đóng góp cho văn hóa Thái, ông Lả đã được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành. Ông vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú năm 2015 và Nghệ nhân nhân dân năm 2022.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chiềng Mung chung sức, đồng lòng, khát vọng phát triển

    Chiềng Mung chung sức, đồng lòng, khát vọng phát triển

    Xã hội -
    Chiềng Mung được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã: Chiềng Mung, Mường Bằng và Mường Bon, huyện Mai Sơn cũ. Đảng bộ xã có 56 chi bộ trực thuộc, với 1.236 đảng viên. Trong khí thế phấn khởi hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Chiềng Mung tràn đầy niềm tin và kỳ vọng về nhiệm kỳ mới khởi sắc, tạo nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững.
  • 'Chăm lo các gia đình chính sách, người có công

    Chăm lo các gia đình chính sách, người có công

    Xã hội -
    Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm thực hiện tốt việc chăm lo, giúp đỡ, tạo điều kiện các gia đình chính sách, người có công vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
  • 'Tô thắm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

    Tô thắm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

    Xã hội -
    Thực hiện chức năng tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, phục hồi sức khỏe; thực hiện chế độ, chính sách, tiêu chuẩn đãi ngộ của Nhà nước đối với người có công thuộc phạm vi quản lý, Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh luôn nỗ lực hoàn thành tốt vai trò, thể hiện tấm lòng tri ân với thế hệ cha anh đã dành trọn thanh xuân cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • 'Phong trào văn hóa, văn nghệ trong quân đội

    Phong trào văn hóa, văn nghệ trong quân đội

    Văn hóa - Xã hội -
    Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” cùng những ca khúc cách mạng đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc ý chí quân chiến đấu, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Trong thời bình, khi yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao, việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội luôn được Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh xác định là một trong những nội dung quan trọng, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
  • 'Sức sống từ những làn điệu dân ca

    Sức sống từ những làn điệu dân ca

    Văn hóa - Xã hội -
    Vùng đất Thuận Châu xưa được biết đến với tên gọi Mường Muổi, là nơi cư ngụ lâu đời của đồng bào dân tộc Thái đen, nổi tiếng với kho tàng văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những giá trị văn hóa ấy vẫn đang được bà con gìn giữ, phát huy và truyền lại cho nhiều thế hệ.
  • 'CÔNG MINH - CHÍNH TRỰC - KHÁCH QUAN - THẬN TRỌNG - KHIÊM TỐN

    CÔNG MINH - CHÍNH TRỰC - KHÁCH QUAN - THẬN TRỌNG - KHIÊM TỐN

    Xã hội -
    Với tinh thần đổi mới, đoàn kết và trách nhiệm, ngành Kiểm sát Sơn La khẳng định vai trò là một trong những lực lượng nòng cốt trong công cuộc bảo vệ pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo các quyền dân chủ của nhân dân.
  • 'Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần đưa tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần đưa tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Đảng bộ Ủy ban nhân dân tỉnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2025. Đảng bộ có 47 tổ chức cơ sở đảng, gồm 31 đảng bộ cơ sở, trong đó, 233 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, 9 đảng bộ bộ phận và 16 chi bộ cơ sở, với tổng số hơn 5.100 đảng viên. Ngay sau khi đi vào hoạt động, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực.
  • 'Ổn định tổ chức, bứt phá cải cách tài chính công

    Ổn định tổ chức, bứt phá cải cách tài chính công

    Cải cách hành chính -
    Cùng với tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy theo mô hình mới, tỉnh Sơn La cũng chú trọng cải cách tài chính công, là một trong những địa phương đầu tiên hoàn tất hệ thống thanh toán chi ngân sách liên thông từ tỉnh đến xã. Đến ngày 16/7, tỉnh Sơn La có phường Tô Hiệu và xã Sốp Cộp đã thực hiện thành công việc chi trả lương.