Giữ nghề rèn truyền thống

Hơn 20 năm qua, gia đình ông Sùng Tráng Tủa, bản Pá Khoang, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, luôn giữ nghề rèn truyền thống của dân tộc Mông. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm có độ tinh xảo, sắc và bền, được khách hàng ưa chuộng.

Ông Sùng Tráng Tủa (bên phải) kiểm tra chất lượng dao sau khi rèn.

Lò rèn của gia đình ông Tủa được dựng ngay gần nhà, rộng khoảng 40m². Ông Tủa chia sẻ: 15 tuổi, tôi đã giúp bố tôi thực hiện một số công đoạn trong rèn dao và học nghề. Năm tôi 40 tuổi, bố mất, tôi tiếp tục kế nghiệp nghề rèn. Để làm ra sản phẩm đẹp về mẫu mã, sử dụng tốt phải trải qua nhiều công đoạn, từ lựa chọn thép, định hình phôi, nung, rèn, tôi, mài, làm cán, vỏ dao... Ngoài ra, độ dài, độ to bản lưỡi dao, chuôi, độ dày, mỏng từ cán đến mũi dao được tính toán phù hợp khi sử dụng.

Lò rèn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông nói chung và của gia đình ông Tủa nói riêng được đắp bằng đất trộn rơm nhào nhuyễn, sau đó để khô tự nhiên; mặt lò võng xuống để có thể đựng một lượng than nhất định, bên hông lò có một lỗ hình tròn để thổi gió cung cấp cho lò lúc rèn. Than dùng để rèn là than của gỗ nhãn, gỗ dẻ, sau khi đốt lấy than, than được ủ dưới hố đất một tuần mới sử dụng được. Tùy vào tính chất từng loại thép mà áp dụng những cách tôi khác nhau như tôi bằng nước, thân cây chuối, bùn ao hoặc dầu nhớt; có thể tôi 1 phần lưỡi dao hoặc tôi toàn bộ dao...

 Theo ông Tủa, khó nhất trong các công đoạn rèn là việc nung phôi. Phôi sắt sau khi nung đem ra quai búa, thao tác này đòi hỏi sự khỏe khoắn, nhanh, dứt khoát trong từng nhịp búa, muốn công cụ sắc bén, không bị nứt lưỡi cần tôi đến độ vừa phải, nhìn màu thép sau khi nung đỏ để quyết định chính xác thời điểm tôi. Vỏ dao thường được làm bằng gỗ pơ mu, gỗ mun hoặc dâu rừng, bởi những loại gỗ này có vân đẹp, thớ gỗ dai, dễ tạo hình và có độ bền, bóng theo thời gian sử dụng. Cán dao và vỏ dao được gia cố bằng khâu đồng hoặc bện bằng dây mây để tăng độ thẩm mỹ.

Năm 2020, gia đình ông mở rộng quy mô lò rèn và trang bị thêm quạt điện thổi lò, máy mài, máy dập phôi... Hiện nay, mỗi tháng, lò rèn của ông sản xuất từ 30 - 40 sản phẩm, chủ yếu là các loại dao đi rừng, với giá từ 250 - 400 nghìn đồng/sản phẩm, thu nhập trung bình từ 7 - 8 triệu đồng/tháng, tiêu thụ trong xã, huyện, trong tỉnh và gửi đi cho khách ở các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Hà Nội.

Một trong những khách thường xuyên đặt dao rèn của ông Tủa, anh Nguyễn Văn Long, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội, thông tin: Những sản phẩm do ông ấy làm ra không chỉ bền, đẹp, sắc, mà còn thể hiện được tấm lòng của người muốn lưu giữ nghề thủ công truyền thống của dân tộc.

Bài, ảnh: Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 14/2/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 14/2/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục tăng cường, sau có cường độ ổn định và suy yếu dần. Trên cao, dòng xiết gió Tây duy trì hoạt động trên khu vực. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa. Trời rét, vùng núi cao rét đậm. Trưa chiều giảm mây trời nắng.
  • 'Họp Tổ công tác triển khai Đề án 06 tháng 2/2025

    Họp Tổ công tác triển khai Đề án 06 tháng 2/2025

    Chuyển đổi số -
    Ngày 13/2, tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã chủ trì cuộc họp Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ).
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia vào các dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia vào các dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 13/2, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia phiên thảo luận tại tổ đối với các dự thảo luật, nghị quyết quan trọng gồm: Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
  • 'Nghị định 168 - chuyển biến ý thức tham gia giao thông

    Nghị định 168 - chuyển biến ý thức tham gia giao thông

    An toàn giao thông -
    Sau hơn một tháng triển khai thực hiện Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực, tình hình trật tự an toàn giao thông ở tỉnh ta đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, giao thông đi vào nề nếp, ý thức chấp hành khi tham gia giao thông đã có nhiều chuyển biến tích cực.
  • 'Trao quà cho các em học sinh khó khăn tại Thuận Châu

    Trao quà cho các em học sinh khó khăn tại Thuận Châu

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 13/2, nhóm tình nguyện Xe Bus yêu thương (Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thuận Châu tổ chức chương trình tặng quà cho học sinh tại trường tiểu học Co Mạ I, xã Co Mạ và trường Tiểu học Mường Bám I và trường Tiểu học Mường Bám II, xã Mường Bám, huyện Thuận Châu.
  • 'Xử lý dầu loang trên đường

    Xử lý dầu loang trên đường

    Bạn cần biết -
    Vào khoảng 8h sáng ngày 13/2, xe bồn chở xăng dầu BKS 29C771.80, lưu thông trên đường Trường Chinh, thành phố Sơn La theo hướng đi Điện Biên thì gặp sự cố, một lượng lớn dầu tràn ra đường khiến việc lưu thông của người đi xe máy gặp khó khăn. Đặc biệt, tại khu vực đèn đỏ ngã tư Cầu trắng trước số 15C Trường Chinh có rất nhiều dầu máy, đã có xe máy bị trượt ngã.