Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Đặc sản trám đen Phiêng Mựt

Chúng tôi đến bản Phiêng Mựt, xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, giữa tiết trời thu trong xanh, dịu mát. Thời điểm này, bà con trong bản bước vào mùa thu hoạch quả trám đen, loại quả đặc sản được nhiều người tìm mua. 

Giọng nữ
Cây trám đen cổ thụ tại bản Phiêng Mựt 1, xã Mường Giôn.

Phiêng Mựt là vùng đất sinh sống lâu đời của người Thái ở Mường Giôn. Trước đây có 3 bản, gồm bản Hán, Tính Mé và Phiêng Mựt; đến năm 2019, sáp nhập bản Hán và bản Phiêng Mựt thành bản Phiêng Mựt I, bản Tính Mé thành bản Phiêng Mựt II. Cây trám đen ở Phiêng Mựt là loại cây mọc tự nhiên, sau này, được người dân chiết ghép, trồng xung quanh nhà. Hiện nay, Phiêng Mựt còn hơn 300 cây trám đen từ 10 đến hơn 100 tuổi.

Mùa thu hoạch trám đen bắt đầu vào tháng 8, 9 hằng năm. Trám đen ngày càng được nhiều người ưa chuộng; đặc biệt, trong mâm cỗ rằm tháng 7, trám đen là món không thể thiếu, vừa để dâng lên ông bà tổ tiên, vừa là một món đặc sản của mâm cơm Tết Xíp xí của đồng bào dân tộc Thái. Ông Lò Văn Khích, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Phiêng Mựt 1, chia sẻ: Hiện nay, có rất nhiều nơi trồng trám, nhưng trám tự nhiên với tuổi đời có cây lên đến 100 năm thì chỉ có ở bản Phiêng Mựt. Bởi theo những người cao niên trong bản kể lại, từ khi sinh ra và lớn lên đã thấy cây cho quả. Có lẽ, sự kết hợp của thời gian, khí hậu và thổ nhưỡng của vùng đất Phiêng Mựt đã tạo ra hương vị đặc trưng riêng của trám đen nơi đây.

Trám đen ở Phiêng Mựt quả to tròn đều, khi chín có màu đen được phủ lớp phấn trắng và đặc biệt khi om trám xong, trám có vỏ rất mỏng, mềm, bùi, béo ngậy và không có vị chua, chát như một số loại trám lai khác. Bình quân một cây trám đen cho thu 100 kg quả; hiện nay, trám đen Phiêng Mựt đang được bán ra thị trường với giá giao động từ 150.000-200.000 đồng/kg.

Đặc sản trám đen Phiêng Mựt.

Bảo tồn và phát huy giá trị của cây trám đen Phiêng Mựt, trung tuần tháng 8 vừa qua, xã Mường Giôn đã tổ chức Hội thi hái trám và ẩm thực Tết Xíp xí của người Thái đen tại bản Phiêng Mựt 1. Sôi động và ấn tượng là phần thi hái trám, mỗi đội cử 1 người đàn ông trèo lên cây trám cổ thụ, dùng cây sào đập thật mạnh, những quả trám đen rụng đầy gốc được thành viên ở dưới nhanh tay nhặt, chả mấy chốc những rổ quả đầy ắp trong tiếng cổ vũ của nhân dân và du khách. Từ những quả trám vừa được thu hái, các chàng trai, cô gái Thái thể hiện sự khéo léo qua phần thi om trám, trình bày mâm cỗ và giới thiệu ý nghĩa của các món ăn dân tộc truyền thống.

Ông Hoàng Văn Học, Chủ tịch UBND xã Mường Giôn, chia sẻ: Chúng tôi kỳ vọng qua hội thi, tôn vinh được nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của đồng bào người Thái đen, đặc biệt là đặc sản quả trám đen Phiêng Mựt, góp phần quảng bá tiềm năng, thu hút khách du lịch đến với Mường Giôn.

Với mong muốn quảng bá, giới thiệu tới bạn bè gần xa về quả trám Phiêng Mựt, Đoàn thanh niên xã Mường Giôn đã tổ chức live stream giới thiệu sản phẩm. Chị Phan Thị Linh, Bí thư Đoàn xã, thông tin: Chúng tôi thiết kế bao bì đựng sản phẩm quả trám kèm theo hướng dẫn và cách chế biến trám đen để mọi người được biết và lựa chọn đúng sản phẩm trám đen Phiêng Mựt. Tín hiệu mừng là qua live stream tại hội thi, đã thu hút rất nhiều người xem và đặt mua hơn 400 kg trám đen cho bà con với giá 170.000 đồng/kg.

Cách chế biến trám đen khá đơn giản và làm được nhiều món ăn, nhưng ngon và đặc sắc nhất là xôi trám. Quả trám tươi sau khi hái về mang rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, đun nước ấm khoảng 40-45 độ rồi thả trám vào nồi, đậy vung om khoảng 15-20 phút. Đến khi cầm quả trám bóp nhẹ, phần vỏ mềm tách ra, lộ lớp cùi màu vàng ruộm là được. Xôi nếp sau khi đồ thơm dẻo, trộn đều với mỡ hành để tăng độ ngậy. Khi ăn, chỉ cần dàn mỏng xôi, gỡ miếng cá nướng, thêm vài quả trám, chút chẳm chéo, cảm nhận vị dẻo thơm, đậm đà của xôi nếp hòa lẫn trong hương vị thơm ngọt, bùi của quả trám. Ngoài ra, trám đen có thể rim với thịt ba chỉ và các món kho ăn rất lạ miệng.

Mâm cỗ Tết xíp xí của đồng bào dân tộc Thái ở Mường Giôn.

Từ loại cây mọc tự nhiên, giờ đây trám đen Phiêng Mựt trở thành loại quả đặc sản được nhiều người tìm mua, là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn hấp dẫn của các nhà hàng. Xã Mường Giôn đang tích cực vận động nhân dân bảo vệ những cây cổ thụ, nhân giống mở rộng diện tích, để trám đen Phiêng Mựt ngày càng nhiều người biết đến và thưởng thức loại quả đặc sản này.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chiềng Mung chung sức, đồng lòng, khát vọng phát triển

    Chiềng Mung chung sức, đồng lòng, khát vọng phát triển

    Xã hội -
    Chiềng Mung được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã: Chiềng Mung, Mường Bằng và Mường Bon, huyện Mai Sơn cũ. Đảng bộ xã có 56 chi bộ trực thuộc, với 1.236 đảng viên. Trong khí thế phấn khởi hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Chiềng Mung tràn đầy niềm tin và kỳ vọng về nhiệm kỳ mới khởi sắc, tạo nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững.
  • 'Chăm lo các gia đình chính sách, người có công

    Chăm lo các gia đình chính sách, người có công

    Xã hội -
    Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm thực hiện tốt việc chăm lo, giúp đỡ, tạo điều kiện các gia đình chính sách, người có công vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
  • 'Tô thắm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

    Tô thắm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

    Xã hội -
    Thực hiện chức năng tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, phục hồi sức khỏe; thực hiện chế độ, chính sách, tiêu chuẩn đãi ngộ của Nhà nước đối với người có công thuộc phạm vi quản lý, Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh luôn nỗ lực hoàn thành tốt vai trò, thể hiện tấm lòng tri ân với thế hệ cha anh đã dành trọn thanh xuân cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • 'Phong trào văn hóa, văn nghệ trong quân đội

    Phong trào văn hóa, văn nghệ trong quân đội

    Văn hóa - Xã hội -
    Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” cùng những ca khúc cách mạng đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc ý chí quân chiến đấu, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Trong thời bình, khi yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao, việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội luôn được Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh xác định là một trong những nội dung quan trọng, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
  • 'Sức sống từ những làn điệu dân ca

    Sức sống từ những làn điệu dân ca

    Văn hóa - Xã hội -
    Vùng đất Thuận Châu xưa được biết đến với tên gọi Mường Muổi, là nơi cư ngụ lâu đời của đồng bào dân tộc Thái đen, nổi tiếng với kho tàng văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những giá trị văn hóa ấy vẫn đang được bà con gìn giữ, phát huy và truyền lại cho nhiều thế hệ.
  • 'CÔNG MINH - CHÍNH TRỰC - KHÁCH QUAN - THẬN TRỌNG - KHIÊM TỐN

    CÔNG MINH - CHÍNH TRỰC - KHÁCH QUAN - THẬN TRỌNG - KHIÊM TỐN

    Xã hội -
    Với tinh thần đổi mới, đoàn kết và trách nhiệm, ngành Kiểm sát Sơn La khẳng định vai trò là một trong những lực lượng nòng cốt trong công cuộc bảo vệ pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo các quyền dân chủ của nhân dân.
  • 'Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần đưa tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần đưa tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Đảng bộ Ủy ban nhân dân tỉnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2025. Đảng bộ có 47 tổ chức cơ sở đảng, gồm 31 đảng bộ cơ sở, trong đó, 233 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, 9 đảng bộ bộ phận và 16 chi bộ cơ sở, với tổng số hơn 5.100 đảng viên. Ngay sau khi đi vào hoạt động, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực.
  • 'Ổn định tổ chức, bứt phá cải cách tài chính công

    Ổn định tổ chức, bứt phá cải cách tài chính công

    Cải cách hành chính -
    Cùng với tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy theo mô hình mới, tỉnh Sơn La cũng chú trọng cải cách tài chính công, là một trong những địa phương đầu tiên hoàn tất hệ thống thanh toán chi ngân sách liên thông từ tỉnh đến xã. Đến ngày 16/7, tỉnh Sơn La có phường Tô Hiệu và xã Sốp Cộp đã thực hiện thành công việc chi trả lương.