Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Đồng bào dân tộc Mông Co Mạ giữ gìn trang phục truyền thống

Xã vùng cao Co Mạ, huyện Thuận Châu, có 19 bản, với trên 1.400 hộ; trong đó, trên 90% là dân tộc Mông Đơ (Mông trắng). Dù cuộc sống hiện đại với nhiều loại thời trang mới, nhưng những bộ váy áo truyền thống của phụ nữ dân tộc Mông ở xã Co Mạ vẫn giữ được nét đặc sắc riêng có từ bao đời nay.

Trang phục của phụ nữ dân tộc Mông ở Co Mạ có áo, mũ, dây lưng, quần, yếm. Điểm nổi bật trong bộ trang phục là áo thường hở cổ khá rộng và được cài bằng một nút duy nhất ở tầm bụng, tạo thành hình chữ “V”. Viền cổ áo được thêu hoặc ghép vải khác màu nên phụ nữ Mông thường mặc thêm áo trắng bên trong. Đằng sau vai áo có yếm rộng được thêu cầu kỳ với những hoa văn có màu sắc rực rỡ. Họa tiết ở phần ống tay áo ghép bằng vải màu đen và xanh, mỗi một ống sẽ ghép từ 25 mảnh màu xanh, vải hoa lên trên nền vải đen, giống như những thửa ruộng bậc thang. 

Phụ nữ bản Co Mạ, xã Co Mạ hoàn thiện dây lưng trong bộ trang phục Mông
Phụ nữ dân tộc Mông Co Mạ duyên dáng với bộ trang phục truyền thống.

Việc thêu dây lưng là phần việc quan trọng và tốn nhiều thời gian nhất, đòi hỏi sự khéo tay, chăm chỉ và cũng là tiêu chí đánh giá tài năng, phẩm hạnh của phụ nữ Mông. Bà Vừ Thị Thào, bản Co Mạ, kể: Trước đây, chưa có sẵn chỉ, vải như bây giờ, chúng tôi phải lên rừng kiếm cây đừa về bóc vỏ, rồi luộc đến khi vỏ chuyển sang màu trắng, sau đó mang giã cho tơi, phơi khô, rồi tách thành từng sợi và đưa lên khung dệt. Khi ấy chỉ có một màu nhuộm duy nhất là màu xanh than từ nhựa của cây “gà”, nên dây lưng lúc đó chỉ có 2 màu xanh và trắng đan xen nhau, với họa tiết hình tròn xoắn ốc. Đến nay, người Mông vẫn lưu giữ những họa tiết cổ, đó là hình tròn xoắn ốc, tượng trưng cho sự no đủ và thêm một số họa tiết hoa mới như cỏ, hoa, lá để thể hiện mong muốn giàu đẹp và thịnh vượng.

Họa tiết, hoa văn dây lưng của trang phục phụ nữ dân tộc Mông ở Co Mạ.

Làm dây lưng thắt váy của phụ nữ Mông trải qua nhiều công đoạn, từ chọn vải, hình thành ý tưởng, lựa chỉ, thêu thùa, tất cả đều được làm bằng tay. Trong đó, thêu là công đoạn đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế của phụ nữ. Nguyên liệu để thêu dây lưng gồm các loại vải và chỉ màu: Xanh, trắng, đỏ, da cam, xanh da trời, hồng. Trong quá trình thêu, người phụ nữ cắt mảnh vải làm 5 đoạn, có màu sắc khác nhau (mỗi đoạn dài 15 cm, rộng 5 -7 cm). Sau đó, mỗi đoạn thêu hoa văn hình chữ nhật, hoa, lá và hình xoắn ốc, viền dây lưng được trang trí bằng những hình tam giác nhỏ… Thêu như vậy cho đến hết 5 đoạn, sau đó nối lại với nhau thành dây lưng. Dây lưng của phụ nữ Mông trắng khi dùng quấn chồng lên nhau để lộ phần hoa văn và là nơi khoe  màu sắc nổi bật nhất, tạo nên phong cách riêng của trang phục người phụ nữ Mông.

Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Mông ở Co Mạ

Bên cạnh đó, mũ đội đầu của người Mông trắng ở đây cũng khá cầu kỳ với quả bông màu hồng. Chị Và Thị Lu, bản Pha Khuông, cho biết: Mũ đội đầu được tạo bởi những bông bằng sợi chỉ màu hồng, trắng tô điểm kết hợp với màu đen... tùy thuộc vào sở thích của từng người. Để làm được mũ đẹp, chúng tôi dùng khăn piêu cuốn thành mũ và dùng các loại chỉ cắt thành từng đoạn rồi khâu lên chiếc khăn tạo thành từng bông.

Ngoài ra, những bộ trang phục phụ nữ Mông còn được đính thêm những đồng xu, đồng bạc trắng, nhằm làm tăng thêm sức lôi cuốn, hấp dẫn, tạo sự chú ý bởi âm thanh độc đáo phát ra khi những đồng xu cọ vào nhau. Việc trang trí thêm những đồng xu lên các bộ trang phục còn mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện những mong muốn, khát khao của đồng bào về một cuộc sống ấm no, sung túc.

Trao đổi buôn bán trang phục Mông Co Mạ tại phiên chợ vùng cao.

Ngay từ nhỏ, các cô gái người Mông trắng được các bà, các mẹ dạy thêu dây lưng, mũ, áo, nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mình. Em Vừ Thị Mỷ, bản Hua Lương, cho hay: Chúng em ai cũng phải biết thêu dây lưng, mũ đội đầu và áo. Em đã cố gắng học và tự thêu cho mình những bộ đẹp nhất để mặc, duy trì nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

Với sự cần cù và ý tưởng phong phú, người phụ nữ dân tộc Mông ở đây luôn giữ gìn những bộ trang phục truyền thống đặc sắc và độc đáo. Đến với xã vùng cao Co Mạ không chỉ được thưởng thức những điệu khèn trầm bổng, mà còn được ngắm nhìn những cô gái dân tộc Mông xúng xính trong những bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Bài, ảnh: Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chiềng Mung chung sức, đồng lòng, khát vọng phát triển

    Chiềng Mung chung sức, đồng lòng, khát vọng phát triển

    Xã hội -
    Chiềng Mung được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã: Chiềng Mung, Mường Bằng và Mường Bon, huyện Mai Sơn cũ. Đảng bộ xã có 56 chi bộ trực thuộc, với 1.236 đảng viên. Trong khí thế phấn khởi hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Chiềng Mung tràn đầy niềm tin và kỳ vọng về nhiệm kỳ mới khởi sắc, tạo nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững.
  • 'Chăm lo các gia đình chính sách, người có công

    Chăm lo các gia đình chính sách, người có công

    Xã hội -
    Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm thực hiện tốt việc chăm lo, giúp đỡ, tạo điều kiện các gia đình chính sách, người có công vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
  • 'Tô thắm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

    Tô thắm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

    Xã hội -
    Thực hiện chức năng tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, phục hồi sức khỏe; thực hiện chế độ, chính sách, tiêu chuẩn đãi ngộ của Nhà nước đối với người có công thuộc phạm vi quản lý, Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh luôn nỗ lực hoàn thành tốt vai trò, thể hiện tấm lòng tri ân với thế hệ cha anh đã dành trọn thanh xuân cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • 'Phong trào văn hóa, văn nghệ trong quân đội

    Phong trào văn hóa, văn nghệ trong quân đội

    Văn hóa - Xã hội -
    Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” cùng những ca khúc cách mạng đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc ý chí quân chiến đấu, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Trong thời bình, khi yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao, việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội luôn được Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh xác định là một trong những nội dung quan trọng, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
  • 'Sức sống từ những làn điệu dân ca

    Sức sống từ những làn điệu dân ca

    Văn hóa - Xã hội -
    Vùng đất Thuận Châu xưa được biết đến với tên gọi Mường Muổi, là nơi cư ngụ lâu đời của đồng bào dân tộc Thái đen, nổi tiếng với kho tàng văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những giá trị văn hóa ấy vẫn đang được bà con gìn giữ, phát huy và truyền lại cho nhiều thế hệ.
  • 'CÔNG MINH - CHÍNH TRỰC - KHÁCH QUAN - THẬN TRỌNG - KHIÊM TỐN

    CÔNG MINH - CHÍNH TRỰC - KHÁCH QUAN - THẬN TRỌNG - KHIÊM TỐN

    Xã hội -
    Với tinh thần đổi mới, đoàn kết và trách nhiệm, ngành Kiểm sát Sơn La khẳng định vai trò là một trong những lực lượng nòng cốt trong công cuộc bảo vệ pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo các quyền dân chủ của nhân dân.
  • 'Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần đưa tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần đưa tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Đảng bộ Ủy ban nhân dân tỉnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2025. Đảng bộ có 47 tổ chức cơ sở đảng, gồm 31 đảng bộ cơ sở, trong đó, 233 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, 9 đảng bộ bộ phận và 16 chi bộ cơ sở, với tổng số hơn 5.100 đảng viên. Ngay sau khi đi vào hoạt động, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực.
  • 'Ổn định tổ chức, bứt phá cải cách tài chính công

    Ổn định tổ chức, bứt phá cải cách tài chính công

    Cải cách hành chính -
    Cùng với tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy theo mô hình mới, tỉnh Sơn La cũng chú trọng cải cách tài chính công, là một trong những địa phương đầu tiên hoàn tất hệ thống thanh toán chi ngân sách liên thông từ tỉnh đến xã. Đến ngày 16/7, tỉnh Sơn La có phường Tô Hiệu và xã Sốp Cộp đã thực hiện thành công việc chi trả lương.