Thấm đẫm hồn đất, hồn người trong “Địu con đi nhà trẻ”

Là một người thích nghe dân ca, nhạc xưa, tôi đã từng nghe qua bài hát “Địu con đi nhà trẻ” nhưng không mấy ấn tượng, chỉ thấy giai điệu dễ nghe. Cho đến tận bây giờ, khi có gia đình, có con, đã thấm thía những va chạm cuộc đời, một chiều ở nhà chống dịch Covid-19, trông con, ngồi tĩnh lặng nghe kỹ mới thấy bài hát có lời ca tuyệt vời.

Bài hát giống như lời ru, lời tâm sự với đứa con nhỏ của người mẹ dân tộc Thái, mà khởi đầu là hình ảnh một nhà trẻ trên núi cao, nhìn ra dòng suối trong veo, những cánh rừng xanh mát và nương lúa vàng ươm đang vào vụ gặt.

           

Được sáng tác năm 1968, nhưng nếu chỉ có thế, bài hát đã không tồn tại lâu như vậy, ẩn sâu trong từng câu chữ là ước mơ, là hy vọng, là khát khao của người mẹ về một ngày mai tươi sáng.

           

Vốn là nhạc sĩ của Đoàn văn công Quân khu Tây Bắc, hai vợ chồng cũng sống nhiều năm ở Sơn La, nên “Địu con đi nhà trẻ” của nhạc sĩ Đào Ngọc Dung thấm đẫm hồn đất, hồn người và vẽ ra chân dung chân thực người phụ nữ Tây Bắc giản dị nhưng nhiều khát vọng.

           

Điều khiến tôi ấn tượng là cách thể hiện của tác giả Đào Ngọc Dung. Chỉ trong 3 lời của bài hát ru mà gói vào đó cả hiện tại, cả quá khứ, cả tương lai trong những lời ngọt ngào, âu yếm của người mẹ. Nó đan xen, nhưng có thể kể lại ngày xưa cha con khổ cực lắm. Người cha ấy đã sống một đời cuông nhốc, bị phìa, tạo chèn ép, bóc lột đến mức cùng cực: “Cả rừng xanh, khúc suối xanh / Cả nương lúa cũng của nhà Phìa”, rồi đến những thứ ở ngoài rừng như con cá, con nai cũng của nhà Phìa hết...

           

Hiện tại, cha đi chống quân thù ở xa, mẹ ở nhà lo toan gánh vác, vừa trông con, vừa “đi nương, cấy lúa nương / Trồng khoai sắn ấm no bản mường” để “Cho thêm lúa ra chiến trường / Bố yên lòng chiến đấu đường dài”. Con cứ yên lòng ngủ ngon, chơi ngoan, đã có mẹ, có bố đang hàng ngày cố gắng vì ngày mai tươi sáng của con: “Của con đấy con ơi, cả đồng lúa cả nương đồi / Cả bốn năm phương trời, cả ngày mai cả cuộc đời / Của con đấy con ơi, cả trời cao với tầng mây trắng / Cả núi non cả rừng, cả dòng suối hát reo mừng / Cả núi rừng dòng suối là của con đấy con ơi!”...

           

Câu chuyện cứ thế phát triển, đan xen trong giai điệu ngọt ngào, khi là giọng kể chậm chậm, du dương, về hiện tại và quá khứ, khi là điệp khúc đầy hy vọng, mong mỏi về ngày mai. Có lẽ những ngày tháng làm “người Sơn La” đã nuôi dưỡng tâm hồn nghệ sỹ, thổi vào đó âm hưởng Tây Bắc, ngôn ngữ Tây Bắc, giọng điệu Tây Bắc, để rồi ngấm vào máu thịt, nên bài hát đầy chất Tây Bắc từ giọng điệu, đến lời ca này ông chỉ sáng tác trong 3 tiếng đồng hồ.

           

Bài hát được sáng tác tại xã Đông Khùa, nay thuộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Tác giả Đào Ngọc Dung, kể: Cảm xúc về một nhà trẻ tiến bộ bậc nhất miền Bắc bấy giờ cùng với nỗi nhớ con và tình yêu thương hướng về người vợ ở nhà, khiến tôi chong đèn ngồi viết một mạch đến sáng thì xong. Ngay khi về đến nhà, ông hát cho vợ và đứa con xa nhớ nghe. Vợ ông thích lắm, ông gửi cho cơ quan dựng và không nghĩ đến sau này, những năm 70-80 ai cũng thuộc.

           

Cái tôi thấy hay nhất trong bài hát, chính là hình ảnh người phụ nữ, người mẹ Tây Bắc trong kháng chiến. Viết về phụ nữ Tây Bắc, phụ nữ Việt Nam thì khen không biết bao nhiêu cho đủ. Nhưng trong bài hát này, hiện lên một người phụ nữ duyên dáng, đẹp lắm! Từ giọng ru con, giọng kể chuyện, sẽ cho ta hình dung ra nguyên mẫu một cô gái người Thái xinh đẹp, nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính, hết mực yêu thương con cái, khéo chăm con, chiều chồng.

           

Cái tuyệt nhất của bài hát này, là người phụ nữ ấy đã vượt tầm, không còn là người mẹ, người vợ của gia đình, bản, làng nữa mà trở thành người mẹ của Tây Bắc đến 2 cấp (cấp 1 là sự  tần tảo, đảm đang, sẵn sàng: Mẹ cuốc xới, mẹ vun trồng/ Gắng đêm ngày làm việc bằng hai vừa làm nông, vừa làm dân quân, vừa làm mẹ để chồng yên tâm đi chiến đấu; cấp 2, cao hơn nữa, đó là người mẹ đầy khát vọng lớn lao, khát vọng về một ngày bình yên, con được lớn lên trong tự do, con được sở hữu bầu trời, cái cây, dòng suối, khát vọng về một ngày con khỏe mạnh, giỏi giang thỏa sức vẫy vùng, vươn thật xa, làm những điều lớn lao). 

           

Ngày mai lớn khôn lên cả dòng suối này vẫn đầy / Thả sức con quăng chài tận biển khơi hay sông dài / Ngày mai lớn khôn lên luyện bàn tay con cầm cây súng / Thả sức đi săn rừng diệt con thú giết quân thù / Biển cả hay rừng núi là của con đấy con ơi!

           

Cái khéo của tác giả trong sự đan cài câu chữ khiến người nghe mê mẩn. Chẳng hạn “Thả sức con quăng chài”, nó chỉ đơn giản là một hành động quăng chài ở suối thì bình thường quá, nhưng ở đây, tác giả trải rộng ra, quăng tận biển khơi, tận sông dài, hay “Của con đấy con ơi, cả đồng lúa cả nương đồi” thì cũng bình thường, nhưng ngay sau đó lại mở tiếp lên “Cả bốn năm phương trời, cả ngày mai cả cuộc đời”. Hình ảnh người mẹ thông thường cứ theo ngôn từ, nhạc điệu mà mở rộng lên thành người mẹ của bản làng, của Tây Bắc, của dân tộc Việt Nam ta đầy bản lĩnh, dịu dàng, đảm đang, tháo vát,  nhưng cũng không thiếu hoài bão, khát vọng.

           

Suốt 3 lời bài hát, người mẹ ấy không nói về mình, mà nói về con, về ngày mai của con, về quá khứ của cha con. Chỉ đến lời 3, mới xuất hiện một chút với lời dặn còn, lời động viên mình, lời khẳng định với con, với chồng rằng: cứ yên tâm!

           

Người phụ nữ Tây Bắc là thế: khiêm nhường, nhẹ nhàng, đằm thắm, và đầy khát vọng như hàng triệu bà mẹ khác trên đất nước Việt Nam này, họ luôn tâm niệm “Gian khó nào nề chi vì đời con đấy con ơi”.

           

Tuổi xuân của họ, dành cả cho con rồi! Khát vọng đời họ, gửi cả vào con rồi! Và sau này lớn lên, những người con, hãy mang cả trời yêu thương về cho họ!

           

Thành Đạo

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tư tưởng nhân văn và khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua lăng kính bạn bè quốc tế

    Tư tưởng nhân văn và khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua lăng kính bạn bè quốc tế

    Thời sự - Chính trị -
    Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại dấu ấn đặc biệt trong tâm trí các nhà báo, học giả, chính khách và giới truyền thông quốc tế. Với họ, Người không chỉ là một chiến lược gia lỗi lạc mà còn là hiện thân của một nền đạo lý Á Đông khoan hòa, một tấm lòng nhân hậu kết tinh từ tinh thần dân tộc và tư tưởng tiến bộ của nhân loại, là biểu tượng của tư tưởng nhân văn sâu sắc, của tinh thần hòa hiếu và khát vọng hòa bình.
  • 'Bác trong tim ta

    Bác trong tim ta

    Thời sự - Chính trị -
    Hôm nay, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 / 19-5-2025). Với lòng thành kính và biết ơn vô hạn, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bồi hồi, xúc động tưởng nhớ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Người đã trọn cuộc đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 19/5/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 19/5/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 23-26 độ Vĩ Bắc bị nén, dịch dần xuống khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, kết hợp với vùng hội tụ gió lên đến 3.000 m từ ngày 19/5 hoạt động yếu dần. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới lấn dần về phía Tây sau có cường độ ổn định. Thời tiết: Nhiều mây, đêm nay và sáng mai có mưa vừa, cục bộ có mưa to đến rất to và dông, sau mưa giảm dần. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày có lúc giảm mây trời nắng.
  • 'Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

    Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

    Khoa Giáo -
    Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số được tỉnh Sơn La đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện; coi đây là động lực then chốt để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • ' Giải thể thao lực lượng Kiểm lâm tỉnh Sơn La

    Giải thể thao lực lượng Kiểm lâm tỉnh Sơn La

    Thể thao -
    Ngày 18/5, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La đã tổ chức bế mạc Giải thể thao lực lượng Kiểm lâm tỉnh Sơn La, chào mừng Kỷ niệm 52 năm Ngày thành lập kiểm lâm Việt Nam (21/5/1973 - 21/5/2025); 51 năm Ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Sơn La (1974 - 2025); 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5).
  • 'Thuận Châu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

    Thuận Châu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Phát huy tiềm năng, lợi thế về khí hậu và đất đai, huyện Thuận Châu tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây ăn quả. Nhiều mô hình bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nhân rộng tại các xã, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân.
  • 'Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và số 68 của Bộ Chính trị

    Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và số 68 của Bộ Chính trị

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân; Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.