Sáng tạo nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc

Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động biểu diễn và hạn chế tổ chức liên hoan, hội thi nghệ thuật nên năm 2020, Nhà hát Ca múa nhạc tỉnh Sơn La chỉ tham gia 2 cuộc thi, nhưng vẫn gặt hái thành công vang dội với các giải cao cấp quốc gia và quốc tế; sáng tác nhiều tác phẩm mới, xây dựng các chương trình nghệ thuật đặc sắc, biểu diễn phục vụ các sự kiện lớn của đất nước, của địa phương.

 

Tiết mục của Nhà hát Ca múa nhạc tỉnh tham gia Cuộc thi độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020.

 

Trong năm, Nhà hát Ca múa nhạc tỉnh đã xây dựng 39 chương trình nghệ thuật (3 chương trình tham gia Liên hoan, Hội thi Nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc, quốc tế và 36 chương trình nghệ thuật chuyên đề); tổ chức 52 buổi biểu diễn phục vụ các nhiệm vụ chính trị, tham gia các cuộc thi và 22 buổi biểu diễn phục vụ cơ sở, thu hút trên 110 ngàn lượt người xem. Các buổi biểu diễn của Nhà hát luôn được lãnh đạo các cấp, các ngành, giới chuyên môn nghệ thuật và công chúng khán giả đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật, chất lượng nội dung và chất lượng phục vụ. Tiêu biểu, như: Xây dựng, biểu diễn chương trình nghệ thuật âm nhạc với chủ đề “Thanh âm miền Tây Bắc” đã giành Huy chương Bạc tại Festival âm nhạc quốc tế tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh); biểu diễn chương trình nghệ thuật âm nhạc “Bản hòa ca sông núi” tham gia Cuộc thi độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020 đoạt 1 giải Nhì bảng hòa tấu và 1 giải Ba bảng độc tấu. Đặc biệt là biểu diễn chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng” chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV; biểu diễn chương trình nghệ thuật “Hương sắc vùng cao” chào mừng sự kiện Sắc màu Sơn La Tây Bắc tại thành phố Hà Nội; Chào mừng Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Bắc tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, còn biểu diễn phục vụ đoàn đại biểu đại sứ quán các nước Bắc Âu; chương trình nghệ thuật “Tự hào người chiến sỹ công an” chào mừng Hội diễn nghệ thuật quần chúng Công an nhân dân Khu vực II năm 2020 do tỉnh Sơn La đăng cai tổ chức; phối hợp với Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam xây dựng chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II năm 2020 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, thành phố Hà Nội...

Với những người nghệ sỹ miệt mài sáng tạo, lao động nghệ thuật, chỉ chờ đến phút giây đứng trên sân khấu để “tỏa sáng”, cống hiến cho khán giả, hay những nhạc sỹ, biên đạo múa âm thầm phía sau ánh đèn cũng chỉ mong “những đứa con tinh thần” của mình được công diễn, giai điệu được vang lên. Song do dịch bệnh Covid-19, nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc do các nghệ sỹ Nhà hát Ca múa nhạc tỉnh Sơn La dàn dựng công phu, diễn viên dày công luyện tập, phải hoãn, như: Liên hoan Múa quốc tế 2020... Không nản lòng, từng cá nhân nghệ sỹ, diễn viên đã khắc phục mọi khó khăn, duy trì luyện tập hàng ngày nhằm nâng cao kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn; tập trung chuyên sâu sáng tác mới 13 tác phẩm các thể loại ca, múa, nhạc; chỉnh lý nâng cao 48 tác phẩm tiết mục. Không để lãng phí thời gian trong điều kiện hạn chế biểu diễn, Nhà hát Ca múa nhạc tỉnh đã tổ chức 3 đợt tập huấn nâng cao trình độ cho các khối chuyên môn, do các nghệ sỹ gạo cội giảng dạy, như: NSND Ngọc Khang - Nghệ sĩ opera thuộc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, giảng viên Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam; Nghệ sĩ Quách Hoàng Điệp, Giảng viên Khoa múa, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh; Nghệ sỹ ưu tú Phạm Thanh Tùng, Giảng viên Khoa múa, Trường Đại học Văn hóa, Nghệ thuật Quân đội; các chuyên gia Công ty cổ phần Chuyển động 147, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội tập huấn cho tổ kỹ thuật âm thanh, ánh sáng...

Bằng niềm say mê sáng tạo nghệ thuật và cống hiến vì công chúng, các nghệ sỹ, diễn viên Nhà hát Ca múa nhạc tỉnh tiếp tục dành tâm huyết sáng tác các tác phẩm mới mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Sơn La nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung, có chất lượng nghệ thuật cao, hình thức và nội dung phong phú, kế thừa và phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật các dân tộc; xây dựng các chương trình, tiết mục có chất lượng nghệ thuật cao để biểu diễn phục vụ, đáp ứng kịp thời mọi nhiệm vụ chính trị của đất nước, của địa phương và giao lưu quốc tế; tăng cường biểu diễn phục vụ cơ sở vùng sâu, vùng xa, góp phần nâng cao dân trí và mức hưởng thụ văn hóa nghệ thuật gắn với việc tuyên truyền các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến mọi người dân các dân tộc trong tỉnh, đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động chung của toàn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Minh Đức
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Kinh tế -
    Năm 2024, huyện Mường La được HĐND tỉnh giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn 135 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 125 tỷ đồng. HĐND huyện giao dự toán thu 141,75 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 131,75 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, Chi cục thuế khu vực Thành phố - Mường La đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phấn đấu hoàn thành dự toán được giao.
  • 'Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Kinh tế -
    Từ nhiều năm qua, cây cà phê đã và đang trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Thuận Châu. Thời điểm này, về các xã trọng điểm trồng cà phê của huyện như: Bản Lầm, Chiềng Bôm, Muổi Nọi, Tông Lạnh.., chúng tôi chia vui cùng bà con, vì giá cà phê năm nay cao hơn so với mọi năm.
  • 'Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Xã hội -
    những năm gần đây, công tác theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp, quản lý đầu tư, triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Phù Yên được chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm, tỷ lệ che phủ, chất lượng rừng từng bước được nâng lên, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
  • 'Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Mai Sơn đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.
  • 'Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Công tác hậu cần, kỹ thuật có vai trò, vị trí quan trọng trong nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Vì vậy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Châu luôn quan tâm, thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm đầy đủ, kịp thời về cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
  • 'Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ huyện Sông Mã có 63 chi bộ, đảng bộ cơ sở và 452 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với trên 8.400 đảng viên. Những năm qua, cấp ủy, UBKT các cấp huyện Sông Mã đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.