Thực hiện lời Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, “Chăm lo cho thiếu nhi là chăm lo cho thế hệ măng non tương lai của đất nước”..., toàn Đảng, toàn dân và cộng đồng xã hội luôn luôn quan tâm, chăm lo giáo dục thiếu niên, nhi đồng trở thành những công dân có ích, với đầy đủ các phẩm chất của thế hệ mới.
Như đang sống lại một thời tuổi trẻ, ông trung niên say sưa:
- Vậy mà Đội TNTP Hồ Chí Minh và Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh đã kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập (15/5/1941-15/5/2020); càng thấy tự hào trước sự quan tâm, chăm lo của Đảng, của Đoàn, lớp lớp thế hệ măng non của đất nước đã và đang tổ chức nhiều phong trào thi đua, nhiều chương trình hoạt động sáng tạo, đầy ý nghĩa, đổi mới cách thức tập hợp, giáo dục với nhiều nội dung phong phú, thiếu niên, nhi đồng có môi trường học tập, rèn luyện, được trải nghiệm thực tế để phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, thực hiện tốt 5 Điều Bác Hồ dạy, theo tinh thần “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”, kết hợp nhuần nhuyễn các hình thức giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, truyền cảm hứng cho thiếu niên, nhi đồng học tập, rèn luyện, trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt của đất nước.
Không chậm trễ, bác da ngăm ngăm chia sẻ quan điểm:
- Đối với những chủ nhân tương lai của đất nước, Đảng, Nhà nước và các tổ chức Đoàn, Đội luôn hướng đến mục tiêu giáo dục, đào tạo thiếu niên, nhi đồng một cách toàn diện. Không chỉ kiến thức, trình độ, tình yêu Tổ quốc, mà còn giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cơ bản tùy theo lứa tuổi, như: Học kỳ quân đội, diễn đàn trẻ em, các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, quân đội, lịch sử quê hương, đất nước, góp phần giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, trách nhiệm của thế hệ măng non đối với xã hội; tạo môi trường giáo dục rèn luyện nhân cách toàn diện, ý thức tổ chức kỷ luật, tự lập, tự tin, nghị lực trong cuộc sống, tùy theo lứa tuổi mà đóng góp khả năng, cống hiến những việc làm có ích cho đất nước, địa phương, xã hội. Đồng thời, tạo mọi điều kiện để trẻ em được bày tỏ chính kiến, tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của lứa tuổi mình, đưa ra thông điệp của lớp măng non gửi đến các nhà hoạch định chính sách...
Với suy nghĩ của lớp người trẻ, anh chàng nhỏ thó thiết thực:
- Trên thực tế, với phương châm “học mà chơi, chơi mà học”, tổ chức Đoàn và Hội đồng Ðội các cấp luôn chủ động tổ chức các phong trào thi đua, chương trình hoạt động gắn với chủ đề từng năm học, như: “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, “Thi đua làm nghìn việc tốt”, “Kế hoạch nhỏ”, “Rèn luyện đội viên”, “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”, “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”, “Thiếu nhi vui khỏe, tiến bước lên Đoàn”..., thông qua nói chuyện truyền thống, giao lưu, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, tham quan di tích lịch sử, tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ... làm cho thiếu niên, nhi đồng hiểu biết sâu sắc hơn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương, đất nước, biết hướng về cội nguồn, hình thành phẩm chất, nhân cách, lối sống tốt đẹp, tự tin tham gia các hoạt động truyền thông, trang bị kiến thức, kỹ năng sống, phòng tránh xâm hại, bạo lực học đường và các tai nạn, tệ nạn khác.
Hoàn toàn mãn nguyện, ông trung niên tiếp tục:
- Trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tận dụng tối đa ưu thế các công cụ, phương tiện truyền thông hiện đại, mạng xã hội... phục vụ công tác giáo dục, tập hợp, định hướng thiếu niên, nhi đồng học và làm theo những nhân tố tích cực, người tốt việc tốt, hành động đẹp, thực hiện khẩu hiệu “trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”; hỗ trợ tích cực các em đặc biệt khó khăn, khuyết tật, mồ côi; nâng cao chất lượng đội ngũ phụ trách và các hoạt động của thiếu nhi trên địa bàn dân cư. Thể hiện rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành lồng ghép các mục tiêu vì trẻ em vào kế hoạch hành động, bảo đảm các quyền của trẻ em theo Công ước quốc tế, thực thi pháp luật, chính sách về trẻ em, đảm bảo các em được hưởng các quyền cơ bản về học tập, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, có kiến thức, kỹ năng và sống trong môi trường an toàn, lành mạnh; tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật Trẻ em; xã hội hóa công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em... Chắc chắn phải như thế, đúng không các chú?.
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!