Câu lạc bộ vũ công nhí - ươm mầm tài năng nghệ thuật

Là một trong những câu lạc bộ múa được thành lập đầu tiên trên địa bàn tỉnh, sau 8 năm hoạt động, CLB vũ công nhí (Thành phố) đã thu hút gần 1.000 lượt học viên, trở thành địa chỉ sinh hoạt bổ ích của nhiều thanh niên, thiếu nhi, giúp các em thỏa mãn đam mê và phát triển khả năng nghệ thuật.

 

 

Một buổi tập luyện của Câu lạc bộ Vũ công nhí.

 

Chứng kiến một giờ tập luyện của CLB, chúng tôi cảm thấy thích thú với các điệu múa duyên dáng, thướt tha trên nền nhạc dân ca của các em nhỏ. Ở đây, có em mới 4-5 tuổi, nhưng đã thành thạo các động tác múa, uyển chuyển, tự tin bước theo tiếng nhạc. Chị Tòng Thị Huyền Thương, giáo viên bộ môn múa của Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh, Chủ nhiệm CLB, cho biết: Với mong muốn có một sân chơi nghệ thuật cho thiếu nhi sau những giờ học căng thẳng của một số học sinh, năm 2012, tôi đã thành lập CLB vũ công nhí với các môn: Nhảy hiện đại, Bellydance, múa dân gian, ballet cổ điển và hiện đại... với mong muốn truyền thụ kiến thức, tình yêu với bộ môn múa đến học sinh để đánh thức năng khiếu, niềm đam mê của các em. Thời gian đầu mới đi vào hoạt động, CLB gặp khá nhiều khó khăn, do cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, các môn năng khiếu này lại khá mới mẻ nên số lượng chỉ có vài chục em đăng ký sinh hoạt. Sau này, Trung tâm đã tạo điều kiện cho thuê 1 phòng học, giúp CLB được sinh hoạt thuận lợi hơn.

 

Tham gia CLB vũ công nhí, các em nhỏ đều được hướng dẫn tỉ mỉ từ những động tác múa cơ bản đến cách thể hiện sắc thái, di chuyển trên sân khấu sao cho tự nhiên nhất... Để đảm bảo an toàn và đáp ứng tốt chất lượng dạy học, chị Thương đã chia thành 4 nhóm, có mức độ khó tăng dần, mỗi nhóm khoảng 20 em và có giáo án riêng. Được cô giáo bồi dưỡng, kèm cặp, qua một thời gian, các em dần trưởng thành, tự tin vào bản thân và thêm gắn bó với CLB. Nhờ sự cố gắng, tận tâm của chị Thương, CLB vũ công nhí ngày càng được các bậc phụ huynh và học sinh ủng hộ, tin yêu, số lượng học viên hiện nay luôn duy trì từ 80-90 em. Để mở rộng sân chơi cho các em trải nghiệm, CLB đã tham gia nhiều hoạt động, phối hợp tổ chức các chương trình, như: Hội thi chúng em kể chuyện Bác Hồ tỉnh Sơn La năm 2019, Đêm hội vũ công tỏa sáng, Sắc xuân Sơn La... đã tạo dấu ấn tốt trong lòng khán giả và là cơ hội để các em rèn luyện, mạnh dạn trước ánh đèn sân khấu.

 

Gắn bó với CLB được gần 4 năm, em Tạ Bảo Quyên, lớp 3A2, Trường Tiểu học Quyết Thắng (Thành phố) chia sẻ: Em thích học múa ở CLB vũ công nhí, vì ở đây cô giáo dạy nhiều bài múa hay, động tác đẹp và còn được sinh hoạt với nhiều bạn bè. Từ khi sinh hoạt ở đây, em đã mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều, ở trường, lớp có chương trình văn nghệ em được cô giáo tin tưởng giao phụ trách và hướng dẫn các bạn tập luyện.

 

Giữa lúc trẻ em đang bị cuốn vào các trò chơi điện tử vô bổ thì những mô hình nghệ thuật như CLB vũ công nhí đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực. Ngoài việc phát triển năng khiếu, các em còn học được tính tự lập, kiên trì, rèn luyện sức khỏe. CLB đã thực sự góp phần phát hiện và ươm mầm những tài năng nghệ thuật cho tương lai.

Thủy Tiên
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.