Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững

22/5 hằng năm được Liên hợp quốc lựa chọn là Ngày quốc tế đa dạng sinh học (hay Ngày đa dạng sinh học thế giới) nhằm xúc tiến và nâng cao nhận thức cộng đồng. Chủ đề của năm 2020 là “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên” (Our solutions are in nature).

 

 

 

Vẫn như mọi cuối tuần, ông trung niên bắt đầu cuộc mạn đàm:

 

- Nước ta được ghi nhận là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao của thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái và các loài sinh vật, không chỉ mang lại những lợi ích cho con người và nền kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, duy trì nguồn gen các giống cây trồng, vật nuôi, dược liệu, thực phẩm mà còn điều tiết, cân bằng khí hậu và bảo vệ môi trường, trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo các giá trị văn học nghệ thuật... Nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của đa dạng sinh học, ngoài ban hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thủy sản, Luật đa dạng sinh học..., nước ta còn tham gia Công ước đa dạng sinh học (CBD), Công ước về các vùng đất ngập nước (RAMSAR), Công ước chống buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), cùng một số Nghị định thư quốc tế khác; đồng thời, hợp tác, cam kết và tham gia các sáng kiến: Mạng lưới thực thi pháp luật bảo vệ động vật hoang dã châu Á (ASEANWEN), Sáng kiến hổ toàn cầu (GTI)...

 

Tỏ ra khá sành chuyên môn, bác da ngăm ngăm dân ra mấy số liệu:

 

- Theo thống kê, nước ta có gần 12.000 loài thực vật. Trong số này, khoảng 2.300 loài sử dụng làm lương thực, 3.300 loài làm dược liệu, thức ăn gia súc, lấy gỗ, lấy dầu... Đối với hệ động vật, quốc gia hình chữ S có chừng 310 loài thú, 840 loài chim, 296 loài bò sát, 162 loài ếch nhái, 2.472 loài cá (ngót 500 loài cá nước ngọt) và hàng chục nghìn loài động vật không xương sống cả trên cạn, dưới nước và trong lòng đất... Trên thực tế, chúng ta đã nỗ lực thực hiện các giải pháp, chính sách thu hút các thành phần xã hội tham gia bảo tồn, bảo vệ đa dạng sinh học; cứu hộ các loài trước nguy cơ tuyệt chủng; thực thi hiệu quả Công ước quốc tế liên quan tới biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học; bảo vệ và duy trì nguồn gien trong các hệ sinh thái nông nghiệp, lâm nghiệp; đồng thời, xây dựng các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp; hoàn thiện các chính sách về bảo tồn đa dạng sinh học cả hệ sinh thái, loài và nguồn gien; hạn chế, chấm dứt khai thác, buôn bán trái phép tài nguyên, nhất là các loài quý, hiếm...

 

Không bỏ lỡ cơ hội, anh chàng nhỏ thó tham gia ý kiến:

 

- Chủ đề Ngày quốc tế đa dạng sinh học năm nay nhấn mạnh các giải pháp dựa vào tự nhiên để giải quyết các thách thức: Phát triển kinh tế, an ninh lương thực, nguồn nước, sức khỏe con người, ứng phó các rủi ro... Đây là chìa khóa giảm nhẹ biến đổi khí hậu, tăng khả năng phục hồi và thích ứng của rừng, các hệ sinh thái, tài nguyên nước ngọt, hệ sinh thái đại dương... Các giải pháp dựa vào thiên nhiên chính là tiếp cận hệ sinh thái, giải quyết cả mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và suy thoái đất; chủ động quản lý bền vững các khu vực ưu tiên bảo tồn; tăng cường nguồn lực tài chính cho lĩnh vực này; giữ gìn, bảo vệ môi trường sống, bảo tồn và phát huy nguồn gen các loại nông sản, dược liệu quý hiếm...

 

Quan sát một lượt các thành viên, ông trung niên chậm rãi nhấn mạnh:

 

- Đa dạng sinh học thể hiện cả ở đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Do nhiều nguyên nhân, đa dạng sinh học đang suy thoái nghiêm trọng, giảm sút chức năng điều hoà nước, chống xói mòn, đồng hóa chất thải, làm sạch môi trường, duy trì vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên... Bởi vậy, cần xây dựng phương pháp quản lý phù hợp, đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái; trong chiến lược bảo tồn, nhất thiết phải có sự tham gia của người dân địa phương cả về cách thức bảo tồn, giải pháp sinh kế, cải thiện thu nhập...; tăng cường thực thi, giám sát pháp luật về đa dạng sinh học; xử lý nghiêm các vụ vi phạm; tuyên truyền, phổ biến pháp luật dưới nhiều hình thức; đa dạng các nguồn tài chính (ngân sách Nhà nước, tài trợ quốc tế, đóng góp của các cá nhân, tổ chức, cộng đồng thông qua xã hội hóa); lồng ghép các giải pháp đa dạng sinh học bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội. Khó khăn nhưng phải làm cho được các chú nhỉ?

Quang Thành - Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.