Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới

Cuộc cách mạng nông nghiệp làm thay đổi nhận thức của nhà quản lý và tư duy của người sản xuất, làm cho Sơn La trở thành “hiện tượng kinh tế nông nghiệp”. Từ một tỉnh chỉ “quanh năm bán sắn, bán ngô” nay đã phát triển mạnh cây ăn quả trên đất dốc, cây công nghiệp, nghề chăn nuôi đại gia súc; nuôi trồng thủy sản trên vùng lòng hồ thủy điện, mang lại sức sống mới cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Nông dân xã Chiềng Bằng (Quỳnh Nhai) nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La.

Với hơn 350 nghìn ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích cây ăn quả của tỉnh đạt gần 80.000 ha; với 181 mã số vùng trồng; 24 sản phẩm nông sản được cấp văn bằng bảo hộ, 74 cơ sở áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP. Nhiều cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện các mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ, quy trình canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP và hướng tới GlobalGAP; xây dựng nhà kính, nhà lưới, công nghệ tưới nước tiết kiệm, cho thu nhập cao từ 200 - 400 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn còn hạn chế, cơ cấu lại nông nghiệp triển khai chưa đồng đều ở các địa phương; tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị chưa trở thành phổ biến, kinh tế hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao và bộc lộ những yếu kém, cản trở quá trình sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Công nghiệp chế biến sâu chưa phát triển, lợi thế cạnh tranh năng suất lao động thấp, tổn thất sau thu hoạch còn cao; thị trường tiêu thụ ngày càng biến động, nguy cơ rủi ro cao. Dịch bệnh luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, quản lý thuốc bảo vệ thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm còn khó khăn, phức tạp.

Trước những thực trạng nêu trên, các cấp, các ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện các đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 2025; đề án phát triển lĩnh vực trồng trọt theo hướng an toàn và bền vững; phát triển chăn nuôi; thủy sản; phát triển nông nghiệp hữu cơ; nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã kiểu mới, gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đề án phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, ứng dụng chế phẩm sinh học...

Rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách thu hút thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh; phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị kinh tế. Ban hành cơ chế chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào nông nghiệp nông thôn dưới hình thức có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân. Ban hành và triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật, thị trường; hỗ trợ nghiên cứu chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và hạ tầng thương mại ở nông thôn ngày càng hiện đại, đảm bảo tăng cường liên kết vùng đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại với quy mô sản xuất hàng hóa lớn hội nhập quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản; phát triển công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ.

Triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Rà soát, hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, quy trình kỹ thuật sản xuất. Tăng cường hệ thống phòng trừ, kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành nông nghiệp, ưu tiên đào tạo nhân lực có trình độ tiếp cận công nghệ hiện đại; đào tạo lao động nông thôn, gắn với nhu cầu thị trường, doanh nghiệp, hợp tác xã, đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn. Nâng cao chất lượng hiệu quả đội ngũ cán bộ quản lý ngành nông nghiệp theo hướng chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả và năng lực hội nhập quốc tế. Khai thác tốt tiềm năng thị trường, bảo vệ tài nguyên môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.

Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường cung cấp thông tin về các hàng rào kỹ thuật và thương mại đối với nông sản xuất khẩu. Xây dựng chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp; các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhất là các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Kế hoạch số 140/KH-UBND

    Kế hoạch số 140/KH-UBND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 28/5/2025, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 140/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND ngày 29/4/2025 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, phạm vi, nội dung, mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Sơn La.
  • 'Trường Sa ấm tình Sơn La: Kỳ 3: Tự hào hai tiếng Trường Sa

    Trường Sa ấm tình Sơn La: Kỳ 3: Tự hào hai tiếng Trường Sa

    Phóng sự -
    Giữa mênh mông biển cả, nơi những cơn sóng bạc đầu cuồn cuộn đêm ngày, quần đảo Trường Sa kiêu hãnh vươn mình như một biểu tượng bất diệt của lòng yêu nước và ý chí dân tộc Việt Nam. Nơi đây, từng hạt cát, mỗi nhành cây, ngọn cỏ đều thấm đẫm bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ người con đất Việt.
  • 'Liên kết phát triển du lịch bền vững

    Liên kết phát triển du lịch bền vững

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch cộng đồng, huyện Mường La khuyến khích các hộ đầu tư homestay, cải tạo cảnh quan với quy mô 3 khách sạn, 31 nhà nghỉ, homestay, 2 điểm du lịch cộng đồng; tạo việc làm trên 100 lao động trực tiếp, hơn 300 lao động gián tiếp. Từ đầu năm đến nay, huyện đón gần 140.000 lượt khách, trong đó, 700 khách quốc tế, tổng doanh thu ước đạt 48,8 tỷ đồng.
  • 'Vai trò của HTX trong sản xuất, tiêu thụ nông sản

    Vai trò của HTX trong sản xuất, tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới hoạt động, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Sông Mã đã chủ động liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản để nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh sản phẩm, tăng thu nhập cho các thành viên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Đơn vị tiêu biểu thu thuế

    Đơn vị tiêu biểu thu thuế

    Trên địa bàn huyện Sông Mã và Sốp Cộp có 205 doanh nghiệp, HTX nhỏ và siêu nhỏ; có 7 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ; 1785 hộ kinh doanh cá thể. Trong những năm qua, Đội Thuế liên huyện Sông Mã - Sốp Cộp đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, luôn hoàn thành mục tiêu thu ngân sách trên địa bàn về đích sớm, vượt chỉ tiêu giao và là một trong những đơn vị được Chi cục Trưởng Chi cục Thuế khu vực IX tuyên dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020-2025.
  • 'Thanh niên Thuận Châu khởi nghiệp, sáng tạo

    Thanh niên Thuận Châu khởi nghiệp, sáng tạo

    Xã hội -
    Huyện đoàn Thuận Châu có 29 cơ sở đoàn, 526 chi đoàn, với hơn 7.000 đoàn viên. Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, Huyện đoàn đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ về kiến thức, kỹ thuật và kết nối nguồn lực, giúp đoàn viên thanh niên xây dựng các mô hình kinh tế, mang lại thu nhập ổn định.