Agribank Sông Mã đồng hành cùng nông dân

Sông Mã là huyện có diện tích cây ăn quả lớn, với hơn 7.590 ha nhãn, 1.820 ha xoài và 1.380 ha cây ăn quả khác. Những năm qua, Agribank Chi nhánh huyện Sông Mã đã tạo điều kiện cho các HTX, hộ nông dân vay vốn đầu tư mở rộng diện tích sản xuất, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào trồng, chăm sóc cây ăn quả, nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu.

Giọng nữ
Cán bộ Agribank Chi nhánh huyện Sông Mã kiểm tra sử dụng vốn vay tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Hoa Mười, xã Chiềng Khoong.

Cùng cán bộ tín dụng Agribank Chi nhánh huyện Sông Mã thăm mô hình trồng nhãn của HTX dịch vụ nông nghiệp Hoa Mười, xã Chiềng Khoong. HTX có 14 thành viên, trồng 45 ha nhãn, xoài, đều trồng theo quy trình VietGAP; trong đó, 31 ha nhãn chín sớm, sản lượng đạt 330 tấn quả; 4 ha nhãn ánh vàng, sản lượng 60 tấn quả, còn lại là xoài. Sau vụ thu hoạch, các thành viên HTX tập trung cắt tỉa những cành yếu, cành bị sâu bệnh, tạo tán, vệ sinh vườn và bón phân, kích thích cây phục hồi và phát triển.

Anh Lường Văn Mười, Giám đốc HTX chia sẻ: Năm 2023, được Agribank Chi nhánh huyện Sông Mã cho vay vốn, gia đình tôi có điều kiện đầu tư phát triển trồng nhãn và chăn nuôi trâu, bò. Đến năm 2017, tôi thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp Hoa Mười và vay 400 triệu đồng cải tạo vườn nhãn, trồng thêm xoài. Đến năm 2022, tiếp tục vay 1 tỷ đồng, ghép cải tạo 4 ha nhãn ánh vàng; lắp hệ thống tưới nhỏ giọt 7 ha nhãn; mở cửa hàng cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Hiện nay, doanh thu của HTX đạt trên 10 tỷ đồng/năm. HTX đang tiếp tục làm thủ tục vay thêm 3 tỷ đồng, thu mua nông sản, mở rộng cơ sở làm long nhãn.

Năm 2018, anh Phạm Văn Đạt, bản Nà Pàn, xã Nà Nghịu vay 1 tỷ đồng từ nguồn vốn Agribank, gia đình anh thuê hơn 5 ha vườn nhãn của nhân dân và xây dựng nhà xưởng 600 m2, thu mua, sơ chế nông sản; xây dựng 3 lò sấy long nhãn, công suất 2 tấn/ngày và kho lạnh 60 m2 bảo quản. Hằng năm, thu hoạch 120 tấn nhãn; thu mua sơ chế gần 10.000 tấn sắn tươi, sau khi trừ chi phí, cho thu lãi gần 1 tỷ đồng/năm; tạo việc làm cho 60 lao động địa phương.

Cán bộ Agribank Chi nhánh huyện Sông Mã kiểm tra việc sử dụng vốn vay tại xã Nà Nghịu.

Anh Đạt cho biết: Tôi chọn vay vốn Agribank, vì thủ tục làm hồ sơ vay đơn giản, được cán bộ tín dụng của ngân hàng trực tiếp hướng dẫn và thẩm định. Hiện tại, gia đình đang vay 2 tỷ đồng, mở rộng diện tích và đầu tư thiết bị phục vụ sản xuất...

Đó là 2 trong hơn 4.220 khách hàng được Agribank Chi nhánh huyện Sông Mã tạo điều kiện cho vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, với tổng dư nợ trên 1.120 tỷ đồng, từ chương trình cho vay theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ; chương trình ưu đãi cho vay đối với khách hàng đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với OCOP và các chương trình ưu đãi lãi suất ngắn hạn đối với hộ sản xuất, kinh doanh.

Ông Lường Đình Long, Phó Giám đốc phụ trách Agribank Chi nhánh huyện Sông Mã, cho biết: Đơn vị triển khai nhiều giải pháp cải tiến, tháo gỡ về thủ tục cho vay, đơn giản hóa thủ tục hồ sơ vay vốn, niêm yết công khai chính sách tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn vay. Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng, phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn; triển khai tổ vay vốn; thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay, kịp thời giải quyết các vướng mắc; tổ chức các lớp tập huấn sử dụng vốn vay, gắn với chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng cây ăn quả.

Bên cạnh đó, Agribank Chi nhánh huyện Sông Mã chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích, như: Mobile Banking, BankPluss, M-Pluss; dịch vụ thẻ ATM... Đặc biệt, từ tháng 7 đã đưa vào sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử Autobank (CDM), đến ngày 22/8, có 7.468 giao dịch gửi/rút linh hoạt. Đồng thời, tăng cường các giải pháp phòng, chống lừa đảo, tư vấn, hướng dẫn khách hàng không thực hiện cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng cho người khác; vận động, hỗ trợ khách hàng thu thập sinh trắc học; kịp thời ngăn chặn khách hàng giao dịch chuyển tiền có dấu hiệu đáng ngờ tại các quầy giao dịch.

Khách hàng giao dịch tại Agribank Chi nhánh huyện Sông Mã.

Ông Nguyễn Tiến Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Mã, cho biết: Thời gian qua, người dân trong huyện đã được tiếp cận với nhiều nguồn vốn phát triển nông nghiệp, giúp nông dân có điều kiện đầu tư cải tạo vườn tạp, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch an toàn. Toàn huyện đang có 47 mã số vùng trồng, tổng diện tích gần 482 ha; trong đó, 12 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Mỹ, 23 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, 13 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Úc, New Zealand; gần 982 ha sản xuất theo quy trình VietGAP..., góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn tại địa phương.

Ưu tiên cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là trong hỗ trợ trồng, chăm sóc cây ăn quả, Agribank Chi nhánh huyện Sông Mã đã trở thành bạn đồng hành tin cậy của nông dân. Hiện nay, Chi nhánh tập trung vốn tín dụng cho vay theo các chương trình, dự án nông nghiệp, nông thôn trọng điểm, xây dựng nông thôn mới; mở rộng đối tượng cho vay, đơn giản tối đa hồ sơ thủ tục vay vốn, áp dụng linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Bài, ảnh: Quàng Hưởng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.