Những lưu ý quan trọng nhận biết con ngộ độc thực phẩm

Thời tiết nắng nóng tới đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật phát triển mạnh. Vì thế, các cha mẹ cần lưu ý các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăm sóc trẻ nhỏ.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám cho trẻ bị ngộ độc thực phẩm.

Ngày 28/3, Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 2 trẻ là học sinh trong vụ nghi ngộ độc thực phẩm của Trường Tiểu học Kim Giang, Hà Nội. Các bệnh nhi nhập viện trong tình nôn, mất nước, mệt, sốt nhẹ và đi ngoài phân lỏng nhiều lần.

Ngay sau khi tiếp nhận 2 bệnh nhi, các bác sĩ khoa Cấp cứu và Chống độc đã nhanh chóng cho trẻ truyền dịch, uống Oresol, men vi sinh và làm các xét nghiệm chẩn đoán.

Đến chiều ngày 29/3, tình trạng của 2 trẻ đã ổn định, không còn sốt, nôn, đi ngoài và lần lượt được xuất viện, tiếp tục theo dõi tại nhà, đồng thời chờ kết quả cấy phân để tìm ra căn nguyên gây bệnh.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, vào thời tiết nắng nóng tới đây, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật phát triển mạnh, các cha mẹ cần phải lưu ý chăm sóc trẻ nhỏ.

Để nhận biết trẻ có ngộ độc thực phẩm hay không, cha mẹ cần lưu ý các biểu hiện: tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, nôn trớ, tiêu chảy); hô hấp (ho, thở nhanh, khó thở, tím tái); thần kinh (co giật, run tay chân, run giật cơ, yếu cơ sau đó là liệt cơ. Nặng hơn có thể liệt cơ hô hấp, rối loạn nhịp tim hoặc hôn mê); Dấu hiệu tăng tiết (đờm nhớt, dịch tiêu hóa, mồ hôi, nước bọt).

“Khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc, cha mẹ phải chú ý kỹ chung quanh để tìm những vật nghi ngờ gây độc và liên hệ điện thoại đến bệnh viện để được hướng dẫn cách sơ cứu thích hợp. Khi đưa trẻ đến bệnh viện, phải đem theo những vật nghi ngờ gây ngộ độc”, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Duy khuyến cáo.

Trong khi chờ đợi vận chuyển đến cơ sở y tế nên để trẻ nằm nghỉ và theo dõi tình trạng mất nước (khát, li bì, niêm mạc miệng mũi khô, tiểu ít,…) của trẻ do ói mửa, tiêu chảy để bảo đảm bù nước cho đầy đủ.

Cho trẻ uống dung dịch Oresol theo nhu cầu để bảo đảm cân bằng nước và điện giải.

Nếu trẻ sốt cao có thể dùng các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol 10-15 mg/kg/lầnx4-6 giờ/lần (tối đa 0,5g/lần và 2g/ngày).

Gia đình cần tạm ngừng việc sử dụng thức ăn, thuốc nghi ngờ gây ngộ độc, giữ lại toàn bộ thức ăn thừa, phân, chất nôn, thuốc đã dùng để đi xét nghiệm và báo ngay cho cơ quan y tế.

Về chế độ ăn của trẻ, cha mẹ cần cho con món ăn loãng, chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày. Cho trẻ ăn thêm sữa chua, rau xanh, hoa quả như chuối, táo để hỗ trợ tiêu hoá và tăng cường vitamin.

Khi nhận thấy trẻ bình thường trở lại, cha mẹ có thể cho trẻ ăn cơm, bánh và một số đồ ăn khác.

Tránh các thực phẩm gây khó tiêu và dễ kích thích gây buồn nôn như: đồ chiên rán, thức ăn quá nhiều dầu mỡ. Không nên ăn các thực phẩm từ sữa động vật như: bơ, phô mai, sữa…trong vài ngày do lúc này cơ thể trẻ khó dung nạp được lactose gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu.

Cha mẹ cần cho trẻ uống nước bù điện giải đúng cách; Có thể cho trẻ uống nước ép hoa quả để dễ uống hơn. Không cho trẻ uống nước đá, các loại nước ngọt hoặc nước có ga.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn cần được nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, tránh các vận động mạnh. Cha mẹ tốt nhất nên cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc, hạn chế tiếng ồn gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ.

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, cha mẹ cần rửa tay sạch với xà phòng trước khi sử dụng đồ ăn uống. Bảo quản đồ ăn thừa và các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh nếu chưa cần dùng đến.

Nấu thức ăn chín với nhiệt độ thích hợp và lưu trữ trong hộp sạch. Không để trẻ ăn uống mà không có sự giám sát của người lớn.

Đặc biệt, gia đình không sử dụng lại đồ ăn cũ có dấu hiệu bị hỏng. Kiểm tra kỹ thời hạn sử dụng của các thực phẩm đóng gói trước khi sử dụng.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.