Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế

Những năm qua, ngành Y tế Sơn La đã có nhiều giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ đủ số lượng, có năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tỉnh.

Năm 2007, bác sỹ CKI Bùi Nhung Hằng tốt nghiệp Trường đại học Y Thái Nguyên và trở về Sơn La công tác. 3 năm sau, chị tiếp tục theo học chuyên ngành thạc sỹ y tế công cộng tại Trường đại học Y tế công cộng. Tốt nghiệp, trải qua một số đơn vị công tác, năm 2013, chị nhận công tác tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh. Sau đó tiếp tục được cử đi đào tạo tại Trường đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Hồi sức - Cấp cứu. Năm 2019, chị được bổ nhiệm Phó trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh. 

Chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật tạo hình vùng hàm mặt cho bệnh nhân hở hàm ếch tại Khoa Răng hàm mặt Bệnh viện đa khoa tỉnh.
Ảnh: Trường Sơn

Bác sỹ CK I Bùi Nhung Hằng cho hay: Tôi và các đồng nghiệp được cơ quan tạo điều kiện tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoài ra, thường xuyên được “cầm tay chỉ việc” từ các chuyên gia đầu ngành của tuyến Trung ương do bệnh viện mời về đào tạo. Nhờ đó, những ca bệnh khó trước kia người bệnh phải tuyến Trung ương, nay ở bệnh viện tuyến tỉnh chữa được; nhân dân không phải đi xa, giảm chi phí.

Quy mô 550 giường bệnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh có 32 khoa, phòng và 1 trung tâm, với 489 cán bộ. Trung bình mỗi năm, Bệnh viện cử trên 20 lượt cán bộ đi đào tạo chuyên ngành, tập huấn và đào tạo tại tuyến trên. Hiện nay, đơn vị ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng mới, như: Nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng ống mềm có sinh thiết (gây mê); nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng ống mềm không sinh thiết (gây mê), nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng cầm máu...

 Bác sỹ Bệnh viện đa khoa tỉnh thuật phẫu thuật nội soi tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ cho bệnh nhân. Ảnh: Trường Sơn

Là đơn vị y tế tuyến huyện, Bệnh viện đa khoa Thuận Châu luôn quan tâm thu hút và đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng môi trường làm việc tốt để bác sĩ yên tâm phát huy năng lực sở trường. Từ năm 2022 đến nay, đơn vị đã cử 12 cán bộ đi đào tạo bác sỹ chuyên khoa I, điều dưỡng chuyên khoa I, kỹ thuật y chuyên khoa I, điều dưỡng đại học... đến nay, đơn vị có 1 bác sỹ chuyên khoa II, 7 bác sỹ chuyên khoa I, 27 bác sỹ.

Bác sỹ Hà Việt Phương, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Thuận Châu, cho biết: Bệnh viện thường xuyên cập nhật kiến thức cho cán bộ, nhất là bác sĩ trẻ thông qua nhiều hình thức. Duy trì hoạt động phối hợp khám chữa bệnh từ xa cùng các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành tuyến tỉnh, Trung ương, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác chẩn đoán, điều trị nhiều ca bệnh khó. Hàng năm, công suất sử dụng giường bệnh đạt 100%. Kết quả đánh giá sự hài lòng của người bệnh đạt trên 95%.

Chăm sóc bệnh nhi tại Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Châu.
Ảnh: Nguyễn Thư

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 19 cơ sở khám chữa bệnh, gồm 8 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh, 11 bệnh viện đa khoa tuyến huyện; 204/204 xã, phường, thị trấn có trạm y tế. Lĩnh vực y tế dự phòng tuyến tỉnh gồm 4 đơn vị và 12 trung tâm y tế huyện, thành phố. Thu hút nguồn lực y tế, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 122/2019/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích bác sĩ, dược sĩ về công tác tại tỉnh Sơn La, giai đoạn 2020-2025. Theo đó, từ năm 2022 đến nay, toàn tỉnh có 30 bác sĩ, dược sĩ được tuyển dụng làm việc tại các cơ sở y tế công lập đủ điều kiện hỗ trợ theo Nghị quyết 122.

Bên cạnh đó, các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh đã tăng cường đào tạo mới, đào tạo lại cán bộ chuyên khoa; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực cho đội ngũ thầy thuốc. Tính từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh có 347 cán bộ được cử đi học đại học, sau đại học, cao đẳng; 199 cán bộ tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận; 1.084 lượt cán bộ được bồi dưỡng lãnh đạo quản lý; quản lý nhà nước; 7.407 lượt cán bộ được đào tạo và bồi dưỡng khác. Ngoài ra, các cơ sở khám chữa bệnh duy trì hiệu quả đề án bệnh viện vệ tinh, triển khai thực hiện tốt các gói kỹ thuật đã được chuyển giao từ các Bệnh viện: Hữu Nghị Việt Đức; Bạch Mai; Tim Hà Nội; Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện K...

Cán bộ Trạm Y tế xã Mường Bám, huyện Thuận Châu, hướng dẫn nhân dân sử dụng cây thuốc nam. Ảnh: Nguyễn Thư

Đến nay, trong tổng số 5.000 cán bộ, nhân viên y tế, có trên 2.000 người có trình độ đại học và sau đại học, còn lại là cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, cơ bản đáp ứng nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn; đạt 8,6 bác sĩ/1 vạn dân; 179/204 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Năm 2022, các cơ sở y tế đã khám, chữa bệnh cho hơn 1,3 triệu lượt người; tỷ lệ hài lòng của người bệnh đạt trên 97%. Hiện nay, ngành Y tế đang triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh, nhất là khám chữa bệnh từ xa, tận dụng sự hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật của tuyến trên nâng cao năng lực cho hệ thống y tế cơ sở, giúp nhân dân được thụ hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao của tuyến Trung ương với chi phí thấp ngay tại cơ sở.

Những nỗ lực trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành Y tế trong thời gian qua đã tạo chuyển biến mạnh mẽ, xây dựng được đội ngũ cán bộ y tế giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.
  • 'Tuổi trẻ Bắc Yên học và làm theo Bác

    Tuổi trẻ Bắc Yên học và làm theo Bác

    Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tuổi trẻ Bắc Yên đã triển khai nhiều công trình, phần việc cụ thể, thiết thực, ý nghĩa, tạo không khí thi đua sôi nổi; phát huy vai trò xung kích trong phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.