Hướng đến mục tiêu phục vụ sức khỏe người tiêu dùng

Thành lập năm 2018, Công ty cổ phần Nông sản sạch Sơn La, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu đã xây dựng chiến lược phát triển trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp sạch, hướng đến mục tiêu phục vụ sức khỏe người tiêu dùng.

Kiểm tra sự phát triển của cây dược liệu nha đam tại xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu.

Công ty đã tích cực nghiên cứu giống, vùng trồng, liên kết sản xuất, cung cấp các loại sản phẩm rau, củ quả, dược liệu, nông sản sạch được chăm sóc theo quy trình hữu cơ. Vùng nghiên cứu và trồng khảo nghiệm của Công ty tại các xã thuộc 2 huyện Thuận Châu và Mai Sơn tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Hơn 5 năm qua, Công ty đã trồng thử nghiệm thành công 10 ha bưởi ruột hồng, đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041 về nông nghiệp hữu cơ. Năm 2022, sản lượng ước đạt 30 tấn quả. Đồng thời, liên kết với nhân dân trồng hơn 10 ha gừng, nghệ, sản lượng đạt 300 tấn. Liên kết trồng khoai sọ hữu cơ khoảng 10 ha, sản lượng 50 tấn. Công ty tiêu thụ và kết nối tiêu thụ toàn bộ sản phẩm nông sản sau thu hoạch cho bà con vùng liên kết, tổng doanh thu từ sản xuất năm 2022 đạt 4,5 tỷ đồng.

Hiện nay, Công ty đang tiếp tục nghiên cứu cây dược liệu nha đam giống Thái Lan. Công ty đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư vùng nguyên liệu bẹ nha đam khoảng 130 - 200 ha với Công ty cổ phần Biobee - Việt Pháp, thuộc Tập đoàn Phúc Khang, tỉnh Hải Dương. Từ tháng 10 năm 2022 đến nay, đã trồng khảo nghiệm khoảng 15 ha tại các xã Chiềng Pha, Phổng Lái, Tông Cọ, Chiềng Ngàm (huyện Thuận Châu) và các xã Chiềng Lương, Chiềng Ban, Cò Nòi (huyện Mai Sơn). Cây phù hợp với chất đất, khí hậu nên phát triển tốt. Dự kiến năm nay, cây dược liệu nha đam sẽ cho thu hoạch bẹ lá lứa đầu tiên.

Ông Vũ Ngọc Tiến, Giám đốc Công ty, cho biết: Nha đam là cây trồng có thời gian sinh trưởng lâu dài, sau trồng khoảng 6-7 tháng, cây sẽ cho thu hoạch. Toàn bộ diện tích cây dược liệu nha đam của Công ty đang trồng khảo nghiệm đều sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra hệ sinh thái cho đất và cây trồng không ảnh hưởng tới sức khỏe người sản xuất và tạo ra sản phẩm an toàn. Theo đó, thực hiện nghiêm 6 không: Không sử dụng thuốc diệt cỏ; không sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hóa học; không sử dụng các giống cây trồng biến đổi gen; không sử dụng phân bón hóa học; không sử dụng các chất kích thích sinh trưởng; không sử dụng các chất bảo quản độc hại.

Cây nha đam cho sản lượng trung bình 300 tấn bẹ lá/ha/năm, bán với giá hiện tại là 2.500 đồng/kg. Đây là cây trồng có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, như: Sản xuất thạch, nước uống và sữa chua nha đam, sản xuất mỹ phẩm, làm đẹp da, tác dụng tốt với tóc, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm đau loét dạ dày, giúp điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ giảm cân, sản xuất các loại nước rửa chén, bát... Ngoài ra, còn có tác dụng chống sâu răng, hôi miệng, ngăn ngừa bệnh nướu răng; trị tình trạng khô môi; hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu; thanh nhiệt, đào thải độc tố; tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống mệt mỏi...

Nắm bắt cơ hội, lợi thế đất đai, sự sinh trưởng của cây nha đam, trong thời gian tới, Công ty dự kiến ký hợp đồng liên kết với người dân mở rộng diện tích vùng trồng nguyên liệu cây dược liệu nha đam từ 130 đến 300 ha. Đồng thời, liên kết đầu tư, xây dựng nhà máy sơ chế và chế biến tại vùng trồng, hứa hẹn tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.