Hội thảo Đề án “Phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Sơn La giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”

Ngày 21/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức Hội thảo Đề án “Phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Sơn La giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố của tỉnh; đại diện các HTX trên địa bàn tỉnh.

Hội thảo Đề án “Phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Sơn La giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”. 

Những năm qua, tỉnh ta đã triển khai thực hiện đồng bộ các cơ chế chính sách hỗ trợ cho các chủ thể tham gia chương trình OCOP. Từ năm 2019 đến nay, đã đánh giá, công nhận 110 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên; trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 51 sản phẩm 4 sao và 58 sản phẩm 3 sao. Hỗ trợ lắp đặt 12 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn toàn tỉnh... Tỉnh Sơn La phấn đấu đến năm 2030 có ít nhất 50% sản phẩm đã được xếp hạng 3 sao giai đoạn 2021-2025, được nâng hạng lên 4 sao. Có tối thiểu 10 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp quốc gia, và có từ 40-50 sản phẩm OCOP của tỉnh xuất khẩu ra nước ngoài; 100% đơn vị cấp xã, có sản phẩm OCOP tham gia Chương trình và các HTX là chủ thể OCOP hoạt động xếp loại khá…

Hội thảo đã thảo luận, góp ý vào dự thảo Đề án “Phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Sơn La giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó tập trung vào tính quy mô, tính thời vụ của các sản phẩm OCOP; đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng; đào tạo, tập huấn đối với các đối tượng liên quan đến chương trình xây dựng phát triển sản phẩm OCOP; hỗ trợ kinh phí xây dựng, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP; tăng cường công tác quản lý chất lượng các sản phẩm OCOP và tổ chức đánh giá hằng năm đối với các sản phẩm đã được công nhận; áp dụng công nghệ số trong quản lý và thương mại sản phẩm; phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch...

Lãnh đạo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên phát biểu tại hội thảo.

Hội thảo Đề án “Phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Sơn La giai đoạn 2022-2025 định hướng đến năm 2030” nhằm đánh giá đầy đủ hiện trạng thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn tỉnh; đánh giá tiềm năng, cơ hội và phân tích, dự báo bối cảnh mới có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội nông thôn; trên cơ sở đó xác định rõ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm đồng bộ hoá Chương trình; góp phần thực hiện thành công Cương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025...

Minh Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo cụ thể hóa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp, lực lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
  • 'Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xã hội -
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, đời sống, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển; cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng; việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm... Niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc.
  • 'Điểm tựa nơi bản mường

    Điểm tựa nơi bản mường

    Xã hội -
    Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, giúp đỡ bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự... là những việc làm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Là “điểm tựa” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp.
  • 'Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Xã hội -
    Là huyện biên giới của tỉnh, huyện Sốp Cộp có 8 xã, 101 bản và 2 điểm dân cư, dân số gần 55.500 người, có 6 dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 96,8%. Những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ, hiệu quả chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.
  • 'Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh

    Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh

    An ninh trật tự -
    Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học được ngành Giáo dục và Đào tạo chú trọng. Nội dung, hình thức tuyên truyền được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
  • 'Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động "ly khai", "tự trị"

    Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động "ly khai", "tự trị"

    Nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, các thế lực thù địch, tổ chức phản động tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động, vu cáo Ðảng, Nhà nước trên không gian mạng, với rất nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi.