Vụ mùa trên cánh đồng Mường Tấc

Trở về Phù Yên thời điểm này, cảm nhận được niềm vui của người dân nơi đây khi dịch bệnh Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát. Nhịp sống của nhân dân trở lại bình thường mới. Trên cánh đồng Mường Tấc, người dân hối hả bước vào vụ thu hoạch lúa mùa, tiếng nói, tiếng cười xen lẫn tiếng máy tuốt lúa tạo nên khung cảnh ấm áp, sôi động.

                                

Cánh đồng Mường Tấc (Phù Yên) mùa lúa chín.

           

Cánh đồng Mường Tấc có diện tích trên 1.300 ha, nằm dọc theo con suối Tấc qua các xã: Quang Huy, Huy Thượng, Huy Tân, Huy Bắc, Huy Hạ, Tường Phù... Vụ mùa năm nay, trên cánh đồng Mường Tấc rất đặc biệt đối với người trồng lúa ở Phù Yên. Bởi sau khi hoàn thành việc gieo cấy lúa được hơn 1 tháng, dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên địa bàn, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo các Chỉ thị số 15 và Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, việc thăm đồng, chăm sóc lúa trong thời gian lúa đẻ nhánh, đẻ đòng, bón phân, hay việc kiểm tra mực nước trên đồng ruộng không được thực hiện thường xuyên.

           

Người dân bản Chiềng, xã Quang Huy (Phù Yên) thu hoạch lúa mùa.

           

Thấu hiểu, chia sẻ những khó khăn với người dân, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 754 (Bộ CHQS tỉnh), đoàn viên thanh niên trong huyện được cơ quan chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật bón phân, chăm sóc lúa... trực tiếp đảm nhận “công việc nhà nông” trong suốt thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn. Các anh đã thay đồng bào chăm sóc lúa, đảm bảo sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa, góp phần tạo nên mùa vàng ở Mường Tấc. 

           

Người dân xã Huy Hạ (Phù Yên) tuốt lúa sau thu hoạch mùa.

           

Quang Huy một trong những xã trọng điểm trồng lúa của huyện Phù Yên, vụ mùa này cả xã trồng hơn 160 ha. Đến thời điểm này, nông dân trong xã thu hoạch được 60% diện tích, năng suất bình quân đạt 6,5 tấn/ha. Ôm bó lúa trĩu bông, hạt tròn lẳn ánh vàng, chị Cầm Thị Ngân, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Quang Huy nói: Hơn 120 ha trồng lúa của HTX chúng tôi đã triển khai trồng theo hướng hữu cơ, vụ năm nay, mặc dù không được thường xuyên thăm đồng do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng lúa vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng, được nhiều người tin tưởng đặt mua tại HTX với giá bán bình quân 20 nghìn đồng/kg gạo. Mừng nhất là dịch bệnh được kiểm soát, cuộc sống của người dân trở lại bình thường để phát triển sản xuất, kinh doanh. 

           

Người dân bản Nà Lìu 2, xã Huy Hạ (Phù Yên) thu hoạch lúa bằng máy gặt, đập liên hoàn.

           

 Điều khiển máy gặt đập liên hoàn trên cánh đồng khu vực bản Nà Lìu, xã Huy Hạ, ông Đinh Văn Chuyên chia sẻ: Gia đình tôi đã đầu tư 160 triệu đồng mua máy gặt đập liên hoàn phục vụ gia đình và người dân. Với chi phí thuê máy bình quân 100 nghìn đồng/sào ruộng (360m²), thời gian thu hoạch bình quân khoảng 3 giờ/ha lúa, giúp người dân giảm bớt công sức lao động.

           

Chuyển từng bao thóc từ máy gặt đập liên hoàn chở về nhà, ông Đinh Văn Chi, bản Nà Lìu 2, xã Huy Hạ, tấm tắc khen: Máy móc bây giờ hiện đại thật, thửa ruộng của gia đình rộng 4.000 m² chỉ mất hơn 1 giờ là thu hoạch xong, được khoảng 3 tấn thóc. Hiện tại, chúng tôi đang khẩn trương làm đất, chuẩn bị cho trồng cây vụ đông.

           

Những năm gần đây, các giống lúa trồng trên cánh đồng Mường Tấc được người dân Phù Yên lựa chọn giống: Đài Thơm, J02, J03, séng cù... phù hợp với khí hậu, chất đất, nên năng suất, chất lượng lúa đạt cao. Đặc biệt, từ sự hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp hiện nay người dân đã trồng được hơn 150 ha lúa hữu cơ tại các xã Quang Huy, Huy Tân với ưu điểm nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất, chất lượng cũng được nâng lên. Loại gạo này, giá bán lẻ cho khách đặt mua ổn định ở mức 20 nghìn đồng/kg; còn giá bán các loại gạo khác giao động từ 13-15 nghìn đồng/kg.

           

Người dân đóng bao thóc sau khi thu hoạch.

           

Bà Bạc Cầm Thị Xiêng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: Cánh đồng Mường Tấc là vựa lúa quan trọng của huyện Phù Yên. Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng với sự vào cuộc của các cơ quan chuyên môn trong hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc lúa; sự hỗ trợ kịp thời của bộ đội, đoàn viên thanh niên hỗ trợ chăm sóc lúa khi thực hiện giãn cách vụ mùa năm nay hoàn thành kế hoạch đề ra. Cây lúa ít bị ảnh hưởng của sâu bệnh, những vùng trồng lúa hữu cơ, năng suất tiếp tục ổn định ước đạt 6,5 tấn/ha. Hiện nay, chúng tôi chỉ đạo bà con nông dân khẩn trương thu hoạch lúa mùa, tập trung làm đất chuẩn bị làm vụ đông với diện tích hơn 300 ha để trồng hành, tỏi, đậu tương, khoai tây, ngô...

           

Không khí ngày mùa nhộn nhịp trên cánh đồng Mường Tấc, những nón lá nhấp nhô trên tấm thảm màu vàng trải rộng dưới chân đồi, người dân đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, tập trung làm đất để bắt tay vào vụ đông đạt hiệu quả cao nhất.  

           

Việt Anh - Khải Hoàn

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.