Trải nghiệm hồ Suối Chiếu

Khi dịch bệnh Covid-19 ở Phù Yên được kiểm soát, cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới, chúng tôi trở lại hồ Suối Chiếu, xã Mường Thải. Nơi đây, thật bình yên với vẻ đẹp thơ mộng của sự kết hợp hài hòa giữa hồ nước, núi đồi, bản làng đã tạo nên bức họa thật ấn tượng.

                                 

Một góc lòng hồ Suối Chiếu, xã Mường Thải (Phù Yên).

           

Đón chúng tôi, anh Mùi Văn Lãm, Trưởng bản Chiếu, xã Mường Thải, thông tin: Giữa năm 2012, công trình thủy lợi hồ Suối Chiếu hoàn thành đưa vào sử dụng, với diện tích mặt hồ trên 50 ha, có dung tích trên 4 triệu m³ nước, từ hai con suối chính là suối Chiếu và suối Lạt. Hồ thủy lợi Suối Chiếu cung cấp nước cho cánh đồng lúa của các xã bên dưới lưu vực và đặc biệt là cánh đồng Mường Tấc; là nơi nuôi cá lồng của các hộ dân di vén, nhường lại hơn 20 ha ruộng nước của bản để phục vụ xây dựng công trình. Dự án nuôi cá lồng ở bản Chiếu với 10 hộ tham gia nuôi thử nghiệm được huyện hỗ trợ làm lồng, cá giống và tập huấn kỹ thuật cho các hộ nuôi. Sau một thời gian triển khai, dự án đã phát huy hiệu quả tích cực, số lượng lồng nuôi và sản lượng cá nuôi của bản ngày càng tăng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, hiện cả bản đã có hơn 50 lồng cá trên hồ Suối Chiếu.

           

Từ ngày tích nước, nhận thấy nhu cầu có nhiều du khách đến tham quan, khám phá, nhiều gia đình đã cải tạo thuyền chở nông sản, thuyền đánh cá và mua thêm áo phao phục vụ du khách tham quan khám phá lòng hồ bằng thuyền máy, dịch vụ ăn uống... Trong bản hiện có 9 hộ tham gia đưa đón khách tham quan, du lịch trên mặt hồ, phục vụ ăn uống. Thời điểm chưa xảy ra dịch bệnh Covid-19 hàng ngày đều có khách đến tham quan, đông nhất là vào dịp cuối tuần, ngày lễ. Hiện, bản đã liên kết đăng ký thành lập HTX dịch vụ và du lịch cộng đồng bản Chiếu để hoạt động nền nếp, hiệu quả hơn. 

           

Cùng Trưởng bản Mùi Văn Lãm khám phá lòng hồ Suối Chiếu, dưới ánh nắng chiều, mặt hồ trong xanh, gợn sóng, hai bên bờ là những bản làng được bao bọc bởi gần 1.400 ha rừng xanh tốt. Dòng nước suối trong vắt chảy qua những phiến đá nhấp nhô. Giữa dòng, có nhiều phiến đá lớn, bằng phẳng, là điểm “check in” lý tưởng của du khách.

Bến thuyền tại hồ Suối Chiếu, xã Mường Thải (Phù Yên).
           

Sau khi khám phá lòng hồ suối Chiếu, du khách có thể tìm hiểu về đời sống văn hóa và sinh hoạt của đồng bào Mường thân thiện, mến khách; ngâm mình trong bể khoáng nóng tự nhiên, thưởng thức những món ẩm thực mang nét đặc trưng của đồng bào Mường, khiến du khách nhớ mãi. Đây chính là lý do mấy năm trở lại đây, hồ suối Chiếu trở thành điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách trong và ngoài huyện đến khám phá, trải nghiệm.

           

Không chỉ người dân trong bản làm du lịch hồ Suối Chiếu, anh Tạ Nam Long ở Hà Nội, đã đầu tư khu nghỉ dưỡng, chia sẻ: Một lần đến hồ suối Chiếu đã mê vẻ đẹp hoang sơ có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Đầu năm 2020, tôi đã đăng ký thành lập HTX Ban Mai, xin chủ trương đầu tư để làm khu du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng tại vùng đất này. Khu nghỉ dưỡng có diện tích hơn 2ha với tổng mức đầu tư khoảng 10 tỷ đồng. Hiện nay, nhiều hạng mục của khu nghỉ dưỡng đã hoàn thành, như hệ thống các căn nhà “bungalow”, bể bơi ngoài trời, bể tắm trong nhà, nhà hàng, dịch vụ câu cá thư giãn, chèo thuyền kayak... dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

           

Ông Đinh Văn Hiến, Chủ tịch UBND xã Mường Thải, cho biết: Phát triển du lịch cộng đồng ở bản Chiếu là một trong những nội dung đột phá được Đảng bộ xã đề ra trong nhiệm kỳ 2020-2025. Xã đã phối hợp với Trường cao đẳng Sơn La tập huấn, tư vấn kỹ năng làm du lịch cộng động cho 60 hộ dân ở bản Chiếu và phối hợp chiêu sinh mở hệ cao đẳng du lịch ngay tại xã trong những năm tới. Cùng với hỗ trợ các hộ thành lập HTX dịch vụ và du lịch cộng đồng bản Chiếu, chính quyền xã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp đến khảo sát, đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn.

           

Mong muốn lớn nhất của cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây là được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là cải tạo mở rộng tuyến đường hơn 5 km từ quốc lộ 37 vào hồ Suối Chiếu, tạo điều kiện thúc đẩy du lịch phát triển. Hy vọng tương lai không xa hồ Suối Chiếu thực sự là điểm đến hấp dẫn du khách mỗi khi có dịp đến vùng đất Phù Yên.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.