Xử lý tình trạng phá rừng làm nương ở Sốp Cộp

Những năm gần đây, tình trạng phá rừng và phát vén rừng tại huyện Sốp Cộp đang có diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của người dân địa phương.

00:00
00:00
00:00
Giọng nam
Hiện trường phá rừng ở bản Huổi Dồm, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp.

Hiện nay, huyện Sốp Cộp có trên 70.000 ha rừng; trong đó có gần 6.400 ha rừng đặc dụng, trên 32.000 ha rừng phòng hộ, gần 32.000 ha rừng sản xuất. Những năm gần đây, tình trạng phá rừng, đốt rừng, nhất là tình trạng phát vén rừng làm nương rẫy có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng của một bộ phận người dân còn hạn chế, phá rừng lấy đất sản xuất, thậm chí có nhiều trường hợp tái phạm nhiều lần.

Ngăn chặn và xử lý tình trạng này, huyện Sốp Cộp đã chỉ đạo lực lượng chức năng, nòng cốt là Hạt Kiểm lâm và Công an huyện triển khai nhiều biện pháp quyết liệt xử lý và ngăn chặn tình trạng phá rừng. Chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với chính quyền các xã tổ chức cuộc họp dân, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ rừng.

Đối tượng Lò Thị Ong tại hiện trường phá rừng.

Ông Trần Ngọc Đoàn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sốp Cộp, cho biết: Lực lượng kiểm lâm, công an huyện phối hợp chặt chẽ với các xã, bản phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. Những trường hợp phá rừng trái phép đã bị xử phạt nghiêm minh, khởi tố hình sự để răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm tương tự.

Hạt Kiểm lâm huyện đã chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành của huyện và UBND các xã tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và phát triển rừng đến các bản và từng người dân. Từ đầu năm đến nay, đã tổ chức 51 cuộc tuyên truyền cho trên 1.200 lượt người nghe; tổ chức 90 đợt tuần tra rừng, phối hợp với các cơ quan chuyên môn huyện, Công an huyện, các xã phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Cùng với đó, huyện Sốp Cộp cũng đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác rừng trên địa bàn.

Ông Trần Ngọc Đoàn thông tin thêm: Từ đầu năm đến nay, qua kiểm tra đã phát hiện 60 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Trong đó, có 48 vụ phát vén rừng với diện tích thiệt hại gần 4,8 ha, chủ yếu là rừng sản xuất; 10 vụ tàng trữ, vận chuyển trái phép lâm sản với gần 4m3 gỗ; 2 vụ vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy rừng; xử phạt hành chính trên 660 triệu đồng. Trong số vụ vi phạm, lực lượng chức năng đã khởi tố hình sự 3 vụ (2 vụ tái phạm), 3 đối tượng liên quan đến phát vén rừng. Nổi cộm là các đối tượng tái phạm Lò Văn Cung, Lò Văn Núi, ở bản Huổi Dồm, xã Dồm Cang, với diện tích vi phạm gần 2.200 m2; Lò Thị Ong, trú tại bản Khá Men, xã Dồm Cang, diện tích vi phạm gần 5.200m².

Nhiều cây gỗ có đường kính gần 20cm bị chặt hạ.

Quyết triệt ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, huyện Sốp Cộp đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ người dân phát triển kinh tế bền vững, giảm phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Các mô hình nông nghiệp hữu cơ, trồng cây lâu năm và chăn nuôi theo hướng sinh thái đã được giới thiệu và áp dụng tại nhiều bản. Chính quyền địa phương cũng đã hỗ trợ về giống, kỹ thuật và vốn để người dân có thể chuyển đổi mô hình sản xuất, tăng thu nhập mà không cần phải phá rừng.

Ông Vì Văn Định, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, thông tin: Huyện đã hỗ trợ 153 con bò sinh sản cho 153 hộ ở các xã Mường Và, Mường Lạn, Púng Bánh, Sam Kha, với số tiền trên 1,5 tỷ đồng. Từ năm 2023 đến nay, đã mở 21 lớp tập huấn tự nguyện cho 630 nông dân về kỹ thuật trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh trên cây ăn quả. Hiện nay, huyện đang hoàn tất các thủ tục để tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ nhân dân phát triển cây ăn quả và đàn gia súc, giảm phụ thuộc vào rừng.

Nhờ những nỗ lực quyết liệt của chính quyền và các lực lượng chức năng, tình trạng phá rừng trái phép tại huyện Sốp Cộp đang từng bước được kiểm soát. Huyện đang tiếp tục đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Bài, ảnh: Vũ Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.