Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Một ngày ở Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La

Sáng sớm, khi sương mù còn bảng lảng trên những đỉnh núi của Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La, chúng tôi theo các cán bộ kiểm lâm bắt đầu hành trình tuần tra rừng. Tiếng chim hót líu lo hòa cùng tiếng suối chảy róc rách giữa đại ngàn đã tạo nên một bản hòa ca của thiên nhiên khiến các thành viên trong đoàn luôn phấn khích.

Giọng nam
Một buổi tuần rừng của cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La.

Từ địa phận của bản Ít, xã Nặm Păm, chúng tôi men theo con đường mòn len lỏi giữa những tán cây cổ thụ hàng tiếng đồng hồ để vào vùng lõi của rừng đặc dụng, nơi có sự hiện diện của loài vượn đen tuyền quý hiếm, báu vật của thiên nhiên. Địa hình nơi đây chia cắt mạnh, dốc cao và nhiều suối lớn, khiến việc tuần tra trở thành một thử thách thực sự. Để vào được vùng lõi, các kiểm lâm phải mất cả ngày trời băng rừng, lội suối, leo dốc dựng đứng. Với họ, bảo vệ rừng không chỉ là công việc mà còn là tình yêu dành cho rừng xanh, là trách nhiệm gắn liền với từng tán cây, từng con suối và các cá thể động vật đang sinh sống nơi đây.

Cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La kiểm tra thực địa qua bản đồ.

Anh Bùi Lê Trứ, Phó giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La, gắn bó với khu rừng này đã gần 10 năm, chia sẻ: Công việc chính của chúng tôi là vừa tuần tra, bảo vệ rừng vừa tuyên truyền, vận động bà con không xâm phạm rừng đặc dụng. Địa hình hiểm trở, nhiều vực sâu và suối lớn khiến việc di chuyển rất khó khăn. Trước đây, khi thời điểm lâm tặc hoành hành, hoặc có thông tin về đàn vượn đen trong rừng, chúng tôi phải băng qua những con dốc dựng đứng, lội suối cả ngày trời để xác minh những thông tin này.

Đối diện với những hiểm nguy rình rập, các kiểm lâm viên luôn phải đề cao cảnh giác, bảo vệ cả khu rừng và chính bản thân mình. Họ làm việc không có ngày nghỉ cố định, đặc biệt vào mùa khô, khi nguy cơ cháy rừng tăng cao, các anh phải túc trực 24/24 để kịp thời xử lý mọi tình huống. Nhiều khi giữa đêm tối, các anh nhận được tin báo về một vụ cháy rừng hay một nhóm lâm tặc đột nhập, lại vội vã lên đường, bất kể mưa gió hay rét buốt. Công việc này không chỉ đòi hỏi sức khỏe dẻo dai mà còn cần cả sự dũng cảm, quyết đoán.

Một cá thể vượn đen tuyền trong Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La.

Giữa những khó khăn, một niềm vui lớn với các cán bộ kiểm lâm chính là việc bảo tồn thành công loài vượn đen tuyền, một trong những loài linh trưởng quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Theo ghi nhận từ các đợt tuần tra sử dụng công nghệ SMART và flycam, các đàn vượn vẫn sinh trưởng tốt trong các khu vực rừng sâu ít bị tác động.

 Để bảo tồn loài vượn này, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với FFI Việt Nam để giám sát và nghiên cứu tập tính của chúng. Họ theo dõi số lượng cá thể, ghi nhận vị trí sinh sống và đánh giá những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến loài vượn này. Những dữ liệu thu thập được không chỉ giúp bảo vệ loài mà còn hỗ trợ nghiên cứu, đưa ra các biện pháp bảo tồn hiệu quả hơn.

Anh Lò Văn Đoàn, Phó bí thư Chi bộ bản Ít, xã Nặm Păm, có hơn 10 năm tham gia Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế tại Việt Nam (FFI) thực hiện nhiệm vụ bảo tồn loài vượn đen. Đến nay, mặc dù không còn tham gia công tác này, nhưng anh vẫn tích cực tự nguyện tham gia công tác bảo vệ rừng.

Anh Đoàn kể: Chúng tôi thường xuyên đi tuần rừng, chuyện ăn rừng, ngủ rừng cả chục ngày để theo dấu vết đàn vượn là bình thường. Mỗi lần chúng tôi nghe thấy tiếng hót vang vọng của vượn đen tuyền vào buổi sáng, đó là dấu hiệu cho thấy chúng vẫn đang an toàn. Điều đó tiếp thêm động lực để chúng tôi tiếp tục công việc bảo vệ rừng.

Chuyến tuần rừng của cán bộ kiểm lâm và người dân Khu bảo tồn.
Nhiệm vụ bảo vệ rừng và các loài động vật, thực vật quý hiếm luôn được cán bộ kiểm lâm, người dân đặt lên hàng đầu.

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La có trên 17.890 ha rừng và đất lâm nghiệp, nằm trên địa bàn các xã Ngọc Chiến, Nặm Păm, Hua Trai của huyện Mường La. Khu rừng này có khoảng 7 cá thể vượn đen tuyền, là nơi cư trú của các quần thể voọc xám, hoẵng cùng nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm khác. Do đó, hằng năm, những cán bộ kiểm lâm, những người dân sống ven rừng đều tổ chức cả trăm đợt tuần rừng để bảo vệ khu rừng này.

Năm 2024, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La đã tiếp nhận thêm 1 cá thể khỉ, 1 cá thể trăn đất do các hạt kiểm lâm trong tỉnh bàn giao. Phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Mường La và Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng số 1 tái thả về tự nhiên 1 cá thể khỉ mặt đỏ, 1 cá thể rắn hổ mang chúa và 1 cá thể rùa đầu to. Đồng thời, phối hợp với FFI Việt Nam tổ chức các buổi hội thảo đánh giá hiệu quả quản lý khu bảo tồn, sử dụng các công cụ hiện đại trong tuần tra rừng và bảo tồn đa dạng sinh học cho công chức, viên chức, tổ bảo vệ rừng của đơn vị; tham gia hội thảo quản lý rừng đặc dụng và bảo tồn các loài vượn do FFI Việt Nam tổ chức…

Công tác trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh và giáo dục cộng đồng về ý thức bảo vệ rừng cũng được đẩy mạnh. Năm 2024, khu bảo tồn đã trồng mới hơn 103 ha rừng, đồng thời tổ chức nhiều buổi tuyên truyền cho người dân về lợi ích của việc bảo vệ môi trường rừng. Phối hợp với đơn vị tư vấn tuyên truyền, giám sát, nhà thầu việc thực hiện cắm mốc ranh giới Khu bảo tồn cho các diện tích rừng được giao bổ sung tại các xã Ngọc Chiến, Nặm Păm và Hua Trai; xây dựng trên 10 km đường tuần tra rừng tại xã Ngọc Chiến và Nặm Păm.

Song song với việc bảo vệ thiên nhiên, các cán bộ kiểm lâm đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương để tìm ra những giải pháp sinh kế bền vững cho người dân sống ven rừng. Các mô hình phát triển kinh tế như trồng cây dược liệu, cây ăn quả hay chăn nuôi bền vững đã được triển khai nhằm giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định mà không cần xâm phạm rừng.

Bữa cơm giữa trời mưa của những "người lính" bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La.

Những kiểm lâm viên vẫn ngày ngày lặng lẽ bám rừng, bất kể nắng mưa, để giữ gìn lá phổi xanh của vùng Tây Bắc. Những người dân yêu rừng như anh Trứ, anh Đoàn đều mang trong mình một tâm nguyện: Giữ rừng chính là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ chính cuộc sống của chính chúng ta. Mong rằng mọi người hãy chung tay bảo vệ “lá phổi xanh” của mình. 

Một ngày ở Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La khép lại, nhưng công việc bảo vệ rừng vẫn tiếp diễn. Những bước chân của các kiểm lâm viên vẫn miệt mài trên những con đường rừng, bảo vệ từng tán cây, từng tiếng hót của loài vượn quý, để màu xanh của đại ngàn mãi mãi trường tồn.

Huyền Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

    Tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Chú trọng công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh tập trung nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, phòng ngừa suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cơ sở đảng; xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Tình nguyện, chung sức xây dựng nông thôn mới

    Tình nguyện, chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tập trung tuyên truyền, vận động, giúp nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể trong xây dựng và thụ hưởng thành quả nông thôn mới, từ đó, tình nguyện, tích cực xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
  • 'Phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

    Phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

    Xã hội -
    Để trẻ em luôn được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, thời gian qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần
  • 'Huấn luyện chiến sĩ mới

    Huấn luyện chiến sĩ mới

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Với phương châm huấn luyện “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện, rèn luyện chiến sĩ mới có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ kỹ, chiến thuật giỏi, sức khỏe bền bỉ, sẵn sàng nhận, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
  • 'Giải pháp xử lý chất thải cà phê

    Giải pháp xử lý chất thải cà phê

    Xã hội -
    Sơn La được biết đến là thủ phủ cà phê Arabica của Việt Nam, với hơn 21.400 ha, sản lượng khoảng 400.000 tấn quả/năm. Cùng với hiệu quả kinh tế mang lại, câu chuyện xử lý chất thải trong quá trình sơ chế quả cà phê là mối quan tâm của các cấp, ngành, địa phương.
  • 'Khát vọng Việt Nam và quá trình tạo lực để vươn mình

    Khát vọng Việt Nam và quá trình tạo lực để vươn mình

    Làm gì để Việt Nam vươn mình, vững vàng bước vào kỷ nguyên mới, với những cột mốc lịch sử vào năm 2030 và 2045, vừa là khát vọng của mọi công dân Việt Nam chân chính vừa là trăn trở, tâm huyết trong việc tìm cách tạo thế và lực để đất nước bứt phá, "sánh vai với các cường quốc năm châu" như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời. Nhưng đó cũng là sự ngờ vực, ganh tị, hậm hực của một số kẻ có tư duy lệch lạc, vẫn nặng tư tưởng hằn học, thù địch...
  • 'Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh

    Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh

    Xã hội -
    Giúp phụ nữ khởi nghiệp, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (nay là Ban công tác Phụ nữ, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên hiện thực hóa các ý tưởng sản xuất, kinh doanh, hiệu quả, liên kết chị em cùng nhau phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.