Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Thanh bình bản Bướt

Với phong cảnh hoang sơ, khí hậu mát mẻ quanh năm, lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, bản Bướt, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, đang trở thành điểm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Tuyến đường bê tông nội đồng được nhân dân đóng góp xây dựng

Bây giờ đến bản Bướt rất thuận lợi, bởi từ quốc lộ 6 thuộc địa phận xã Đồng Tân, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, rẽ vào hơn 1 km đường bê tông là đến nơi. Bản Bướt hiện ra trước mắt chúng tôi với những nóc nhà sàn truyền thống mộc mạc của người Thái; những thửa ruộng lúa xanh ngát, dòng suối chảy hiền hòa, uốn lượn quanh bản với những đàn cá tung tăng bơi lội. Dọc hai bên con đường bê tông sạch đẹp là những vạt hoa đang thi nhau khoe sắc, như vẽ nên một bức tranh vùng đất bình yên mời gọi du khách đến trải nghiệm và khám phá.

Ông Vì Văn Phúc, Trưởng bản Bướt, đưa chúng tôi tham quan một vòng quanh bản, dọc đường đi ông Phúc chia sẻ: Bản có 58 hộ với 253 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái. Trước đây, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, năm 2019, bản được đầu tư xây dựng tuyến đường bê tông từ quốc lộ 6 qua bản đến trung tâm xã dài hơn 12 km; lắp đặt hệ thống điện lưới quốc gia cho các hộ dân; hỗ trợ vốn, giống, hướng dẫn người dân xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập. Nhờ vậy, đời sống của người dân từng bước ổn định, khác trước nhiều lắm. 

Du khách trải nghiệm cuộc sống của người dân trong bản

Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, người dân trong bản còn tích cực góp công, góp sức làm đường bê tông 3 tuyến đường nội bản dài hơn 1km, để du khách đi lại, trải nghiệm ở bản. Mừng nhất là người dân luôn phát huy tinh thần đoàn kết, cùng nhau thực hiện tốt hương ước, quy ước của bản; nhờ vậy, con suối của bản với chiều dài hơn 3 km luôn có nhiều loài cá khác nhau được bảo tồn tự nhiên và 455 ha rừng được chăm sóc bảo vệ tốt. Bên cạnh đó, người Thái trong bản còn giữ nhiều nét văn hóa đặc trưng truyền thống và đa dạng trong phong tục, sinh hoạt, ẩm thực... Tất cả tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách có dịp đến với nơi đây. 

Homestay Vân Hồ Agritage giới thiệu đặc sản địa phương cho du khách.

Hiện, trong bản có 3 hộ làm du lịch cộng đồng, các nhà nghỉ cho du khách đều là nhà sàn truyền thống của người dân tộc Thái, với không gian rộng rãi, sạch sẽ; từ cách làm này, các gia đình đã có thu nhập khá. Đến với homestay Vân Hồ Agritage của gia đình ông Hà Văn Huy với khuôn viên rộng hơn 1 ha, ngôi nhà sàn cộng đồng diện tích khoảng 80m², có thể phục vụ khoảng 25 khách du lịch mỗi ngày. Ấn tượng với chúng tôi là sự chuyên nghiệp, cách bài trí đón tiếp khách du lịch với những cây xanh, vườn hoa tươi tốt; không gian rộng dãi, thoáng mát tạo nên cảm giác yên bình.

Ông Hà Văn Huy chia sẻ: Năm 2019, gia đình tôi bắt đầu làm du lịch cộng đồng, với mong muốn để du khách đến trải nghiệm và biết nhiều hơn về giá trị của đời sống văn hóa truyền thống của dân tộc nơi đây. Trong quá trình đầu tư, vừa tích lũy học hỏi kinh nghiệm vừa tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, hiện tại homestay được đầu tư quy mô bài bản với khu vực ăn uống, phòng ở cộng đồng và 1 phòng đơn, phục vụ hơn 30 du khách. Bình quân mỗi tháng trừ hết chi phí giúp gia đình có thu nhập khoảng 30 triệu đồng; tạo việc làm cho 10 lao động với mức thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng.

Du khách tham quan suối cá tại bản Bướt

Say sưa tìm hiểu, khám phá bản Bướt, chị Nguyễn Hải Yến, du khách đến từ Hà Nội, cho biết: Một ngày ở bản Bướt, chúng tôi đã được trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái qua việc cùng ăn, cùng ở và sinh hoạt dưới những nếp nhà sàn truyền thống với đầy đủ tiện nghi; trải nghiệm việc trồng, chăm sóc lúa hữu cơ giống tẻ dâu cùng người dân; ngắm đàn cá bơi lợi dưới suối; được thưởng thức những món đặc sản của núi rừng, như thịt trâu, thịt bò gác bếp, xôi ngũ sắc, nộm rau rừng... đem lại cho chúng tôi nhiều cảm xúc, được nghỉ ngơi, thư giãn bên người thân bạn bè sau những ngày làm việc mệt mỏi. Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè đến khám phá, trải nghiệm ở bản Bướt. 

Tuy mới phát triển du lịch, nhưng bản Bướt đã xác định phát triển nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng là hướng đi bền vững, hiệu quả, vừa giữ gìn phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc Thái, vừa góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

 

Huy Thành
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Xuân Nha là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Xuân Nha và Tân Xuân, có diện tích tự nhiên 263,37 km², dân số 10.110 người. Phát huy lợi thế, UBND xã chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
  • 'HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    Kinh tế -
    Với mong muốn thay đổi tư duy làm nông nghiệp và tìm hướng đi bền vững cho nông sản, HTX Nông nghiệp Mạnh Khôi, xã Mường Bú, tích cực đổi mới hoạt động, đã chủ động liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản địa phương.
  • 'Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Sơn La là tỉnh được tham gia Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) triển khai thực hiện từ năm 2022. Sau gần 3 năm, đề án đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.
  • 'Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, tại tỉnh Sơn La xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cùng với nhiều trận mưa lớn kèm theo gió lốc, mưa đá, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Chủ động ứng phó, các cấp, các ngành toàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân.
  • 'Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có hơn 118.300 hội viên người cao tuổi, chiếm 10% dân số. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người cao tuổi, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh truyền thông, nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, nhất là với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ pháp lý miễn phí theo quy định.
  • 'Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Văn hóa - Xã hội -
    Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã vận động hội viên tham gia các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao, dân vũ, chăm sóc sức khỏe, xây dựng gia đình hạnh phúc..., góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thu hút hội viên tham gia phong trào hội.
  • 'Phong trào “Dân vận khéo” trên vùng biên giới

    Phong trào “Dân vận khéo” trên vùng biên giới

    Ảnh -
    Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và phương châm “3 bám, 4 cùng”, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã duy trì, 26 mô hình “Dân vận khéo” thuộc các lĩnh vực về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Tiêu biểu, như: “Con nuôi Đồn Biên phòng”, “Nâng bước em tới trường”, “Tự chủ, tự quản đường biên cột mốc”, “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Tiếng loa biên phòng”, “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”,… Mỗi mô hình có một cách làm hay và sáng tạo, tính khả thi cao, lan tỏa trên tuyến biên giới, góp phần khơi dậy niềm tin, tình cảm đoàn kết máu thịt quân dân, xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh.