Hành trình xây dựng nông thôn mới ở Yên Sơn

Sau chặng đường dài nỗ lực phấn đấu, cuối năm 2024, xã Yên Sơn, huyện Yên Châu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới với hạ tầng cơ sở được đầu tư đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng nâng lên.

Giọng nữ
Trung tâm xã nông thôn mới Yên Sơn, huyện Yên Châu.

Là xã vùng III của huyện, Yên Sơn có 10 bản với 1.414 hộ, 5.564 nhân khẩu, gồm 4 dân tộc: Kinh, Thái, Mông và Xinh Mun cùng sinh sống. Thu nhập của người dân chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, nên đời sống còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao. Đây là thách thức không nhỏ đối với cấp ủy, chính quyền địa phương khi triển khai xây dựng nông thôn mới. 

Ông Đỗ Văn Thiết, Chủ tịch UBND xã Yên Sơn, cho biết: Mục tiêu cốt lõi của xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân, UBND xã chỉ đạo các bản vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo lợi thế của từng vùng. Nổi bật là đưa cây mận hậu, nhãn, dứa vào trồng tại các bản Kim Sơn 1, 2 và bản Đán; trồng rau trái vụ, dâu tây ở bản Chiềng Hưng; thâm canh lúa nước ở bản Chờ Lồng; phát triển cây na, mía, chè, chăn nuôi đại gia súc ở bản Bó Phương, Yên Quỳnh...

Ngoài ra, các tổ chức đoàn thể nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất; khuyến khích các hộ liên kết thành lập các HTX. Đến nay, toàn xã có 5 HTX nông nghiệp; gần 450 ha cây ăn quả; hơn 460 ha mía; 40 ha rau, chè; duy trì trên 63.000 con gia súc, gia cầm, gần 900 đàn ong. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 12%.

Trường Tiểu học và THCS Yên Sơn được đầu tư xây dựng khang trang.

Ông Nguyễn Văn Sơn, bản Phương Quỳnh, nhiều năm liền đạt danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” của xã, ông cho biết: Được sự hỗ trợ, động viên của các hội, đoàn thể xã, từ năm 2021, tôi chuyển đổi 8.000 m2 đất đồi trồng na dai sang chiết ghép; trồng gần 600 gốc na sầu riêng; mỗi năm vườn na cho thu hoạch gần 10 tấn quả, với giá bán từ 80.000 - 100.000 đồng/kg, thu nhập trung bình 500 triệu đồng/năm.

Bên cạnh đó, Yên Sơn đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình, dự án, huy động sức dân xây dựng nhiều công trình thiết yếu phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Từ năm 2013 đến nay, xã đã được Nhà nước hỗ trợ hơn 76,9 tỷ đồng, nhân dân trong xã đã đóng góp hơn 7,7 tỷ đồng, cùng hàng trăm nghìn ngày công lao động, hiến hàng nghìn mét vuông đất, cây cối, tài sản để làm đường giao thông nông thôn, đường nội đồng và nhà văn hóa. Đến nay, 29,6 km đường liên bản, trục chính nội bản và ngõ xóm được kiên cố hóa; chợ đầu mối, trạm y tế, nhà văn hóa xã và 9 nhà văn hóa bản được xây dựng.

Đối với tiêu chí về môi trường, xã chỉ đạo các bản xây dựng các công trình cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn đường bản, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp. Tổ chức ký cam kết bảo vệ môi trường đối với các hộ có hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi. Chỉ đạo thành lập tổ thu gom rác thải tại khu trung tâm xã và các bản dọc quốc lộ 6C; rác thải rắn được thu gom và đem đi xử lý theo quy định; có 6/10 bản được hỗ trợ xây dựng bể chứa vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Đối với các bản không có tổ thu gom rác, các đoàn thể xã đã vận động nhân dân tự phân loại, xử lý rác thải, đào hố rác tại gia đình.

Mô hình trồng bí xanh của HTX Thanh Sơn, xã Yên Sơn, huyện Yên Châu.

Chị Vì Thị Sướng, Chủ tịch Hội LHPN xã, chia sẻ: Hội đã tuyên truyền tới 100% số hội viên ở 10 bản thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Đồng thời, triển khai phong trào mỗi gia đình có một hố rác, không nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn; có nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh; mỗi chi hội có ít nhất một tuyến đường phụ nữ tự quản, định kỳ vệ sinh ngõ xóm, xây dựng các tuyến đường hoa, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp... Thành lập mô hình chung tay, phân loại thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ngay từ hộ gia đình, gắn với mục tiêu “3 sạch - sạch bếp, sạch nhà, sạch ngõ”, với trên 800 thành viên tham gia; thành lập 5 tuyến đường phụ nữ tự quản; trồng 6 tuyến đường hoa...

Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Yên Sơn quyết tâm giữ vững, nâng cao các tiêu chí, hướng tới xây dựng nông thôn mới nâng cao. Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xã tiếp tục phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh liên kết, hợp tác, hình thành các mô hình sản xuất phù hợp gắn với thị trường; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển bền vững cây mắc ca

    Phát triển bền vững cây mắc ca

    Kinh tế -
    Sau 25 năm bén rễ trên mảnh đất Sơn La, cây mắc ca đang trở thành một loại cây trồng bổ sung để khai thác tiềm năng đất đai, khí hậu của tỉnh, phát triển thành cây lâm nghiệp đa mục tiêu, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân và nâng độ che phủ rừng.
  • 'Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp cuối năm

    Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp cuối năm

    Xã hội -
    Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh đã tăng cường lượng hàng hóa lớn phục vụ nhân dân. Bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, các đơn vị chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hàng hóa, hạn chế tối đa hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ...
  • 'Địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của nhân dân

    Địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của nhân dân

    Sức khỏe -
    Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân các dân tộc hai huyện Mộc Châu và Vân Hồ, Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên, huyện Mộc Châu, luôn quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ; đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại; triển khai các kỹ thuật mới trong khám và điều trị... trở thành địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của nhân dân.
  • 'Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng

    Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Năm 2024, với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự vào cuộc của các ngành, lực lượng chức năng, chính quyền địa phương, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh đạt nhiều kết quả quan trọng. Ý thức, trách nhiệm của các chủ rừng và nhân dân nâng lên, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm; tỷ lệ che phủ rừng đạt 48%, tăng 5% so với năm 2023.
  • 'Vai trò tuyên truyền của tranh cổ động

    Vai trò tuyên truyền của tranh cổ động

    Văn hóa - Xã hội -
    Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tranh cổ động luôn phát huy vai trò động viên, cổ vũ tinh thần cách mạng, là công cụ tuyên truyền trực quan, hiệu quả trước mỗi vấn đề, sự kiện lớn, các nhiệm vụ chính trị quan trọng của đất nước.
  • 'Lan tỏa phong trào thi đua “Dân vận khéo”

    Lan tỏa phong trào thi đua “Dân vận khéo”

    Xây dựng Đảng -
    Sau hơn 3 năm thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 28/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2021-2025, hệ thống dân vận các cấp đã xây dựng nhiều mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh.
  • 'Thành phố thêm những "vùng xanh” không có ma túy

    Thành phố thêm những "vùng xanh” không có ma túy

    An ninh trật tự -
    Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 11/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy giai đoạn 2021-2025, thành phố Sơn La đã triển khai đồng bộ các giải pháp, tạo thêm những “vùng xanh" không có ma túy, góp phần giữ vững an ninh trật tự, xây dựng môi trường sống lành mạnh, an toàn cho nhân dân.