Bản Đông không còn hộ nghèo

Về bản Đông, xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, ấn tượng với những con đường bê tông trải dài khắp bản, những nếp nhà khang trang giữa không gian xanh mát của vườn cây ăn quả, như minh chứng cho sự đổi thay, cuộc sống no ấm của người dân nơi đây. Đáng mừng nhất là cả bản hiện không còn hộ nghèo.  

Đường vào bản Đông, xã Chiềng Khoang, Quỳnh Nhai.

Nằm ngay trung tâm xã Chiềng Khoang, bản Đông có diện tích khá nhỏ, những ngôi nhà khá sát nhau nhưng gia đình nào cũng bố trí không gian để làm vườn trồng rau và chăn nuôi. Đa số người dân trong bản có nguồn thu nhập chính từ làm dịch vụ xe tải buôn bán hàng hóa, làm đệm truyền thống, chăn nuôi. Nhiều gia đình có điều kiện dựng nhà khang trang, làm nơi để xe và tập kết hàng hóa. Trong bản có tới hơn 40 hộ làm đệm truyền thống, mỗi năm, có thể làm ra hàng nghìn sản phẩm đệm giường, đệm ghế với kích thước đa dạng, mẫu mã thổ cẩm phong phú, đẹp mắt, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Gặp anh Tòng Văn Hịa, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Đông, vừa lúc anh từ nương trở về. Gạt vội những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, anh Hịa vui vẻ trò chuyện: Quỹ đất sản xuất không nhiều nên bà con nơi đây tập trung vào những ngành nghề mang tính thời vụ, chăn nuôi và buôn bán hàng hóa các loại. Người dân bản Đông khá nhạy bén, nhanh nhẹn, chịu thương, chịu khó, lúc nào cũng tất bật, bận rộn với đủ mọi công việc, nhưng cũng nhờ thế mà bà con có cuộc sống ổn định, thu nhập tốt, lo chu đáo cho con em đi học. 

Nhân dân bản Đông phát triển nghề làm đệm truyền thống

Gia đình ông Cà Văn Chơi là một trong những hộ làm đệm với quy mô lớn của bản. Hằng ngày, hai vợ chồng ông tất bật từ sáng đến đêm, tự hoàn thiện mọi công đoạn từ nhập nguyên liệu, may vải đệm, nhồi đệm, khi nào đủ số lượng thì đóng hàng cho xe của gia đình mang đi bán. Ông Chơi chia sẻ: Tùy theo nhu cầu và sở thích của khách hàng ở mỗi nơi mà gia đình sẽ làm đệm nhồi bông gạo hay bông công nghiệp, mẫu thổ cẩm cũng phải đa dạng để đáp ứng sở thích của người dùng. Giá cả cũng nhiều loại tùy theo chất liệu và mẫu mã từng kiểu đệm. Đây là công việc chính đem lại thu nhập khoảng hơn 300 triệu đồng/năm cho gia đình.

Người dân bản Đông làm đệm truyền thống.

Cùng với việc làm đệm, nhiều gia đình ở bản Đông còn nhanh nhạy trong việc kinh doanh dịch vụ vận tải hàng nông sản theo mùa vụ, vừa kiếm thu nhập cho gia đình, vừa giúp tiêu thụ các sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi của địa phương đến các tỉnh lân cận. Bản có 98 hộ thì có tới 57 chiếc xe tải hạng nhẹ, chuyên dùng để chở hàng hóa buôn bán nội tỉnh, ngoại tỉnh. Ông Ngần Văn Thoa vui vẻ nói: Gia đình vừa làm đệm để bán, vừa chăn nuôi gia súc, gia cầm, vừa chạy xe tải để mang các sản phẩm của gia đình và thu mua thêm hàng hóa nông sản các loại của bà con xung quanh đi bán ở khắp nơi. Ban đầu, công việc này cũng gặp nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm, chưa tìm được nơi tiêu thụ cố định, nhưng sau một thời gian, việc bán hàng thuận lợi hơn, giúp kinh tế gia đình ổn định, thu nhập đạt trung bình từ 250-300 triệu đồng/năm.

Tuy quỹ đất sản xuất không nhiều, nhưng người dân tại bản Đông rất chịu khó tìm tòi, học hỏi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi đem lại hiệu quả. Bản Đông phát triển khá mạnh mô hình nuôi bò nhốt chuồng với hơn 60 hộ, duy trì đàn trâu, bò gần 200 con, cao điểm lên tới hơn 300 con, chủ yếu được nuôi theo hình thức nhốt chuồng vỗ béo làm hàng hóa. Những diện tích đất trống được bà con tận dụng để trồng cỏ voi, ủ chua các loại cỏ để chủ động thức ăn cho chăn nuôi. Gia đình nào cũng luôn ý thức, bố trí khu chăn nuôi phù hợp, xử lý chất thải hợp vệ sinh để không làm ảnh hưởng đến môi trường.

Mô hình nuôi bò nhốt chuồng tại bản Đông.

Tích cực hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới, từ năm 2019 đến nay, người dân bản Đông đã đóng góp hơn 50 triệu đồng, trên 400 ngày công để bê tông hóa hơn 600 m đường nội bản. Bà con cũng nhiệt tình tham gia các phong trào xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, thực hiện nghiêm mọi quy ước, hương ước của bản, nhất là về bảo vệ môi trường, giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tình hình an ninh trật tự trong bản luôn được duy trì ổn định. Nhờ thế, bản Đông luôn được công nhận là bản văn hóa

Ông Quàng Văn Nhất, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Khoang, cho biết: Bản Đông là bản có kinh tế phát triển tốt nhất tại xã Chiềng Khoang. Hiện tại, xã đang dự kiến lựa chọn bản Đông để xây dựng bản nông thôn mới kiểu mẫu để khuyến khích, vận động người dân tiếp tục nỗ lực trong thi đua hoàn thiện các tiêu chí theo kế hoạch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.