Khăn Piêu - Nét đẹp văn hóa dân tộc Thái

Khăn piêu được dệt từ sợi bông như cách làm thổ cẩm truyền thống, sau đó nhuộm chàm. Tới khi vải khô, người phụ nữ Thái mới bắt đầu thêu lên đó những hoa văn rực rỡ và bắt mắt. Ðể làm nên một chiếc khăn Piêu hoàn chỉnh, đẹp mắt với đầy đủ các họa tiết, hoa văn, phải mất từ 2 đến 4 tuần. Mỗi chiếc khăn Piêu có chiều dài từ 140-150 cm (hoặc bằng một sải tay của người con gái trưởng thành).

Ngoài việc lựa chọn các sợi chỉ mềm mượt thì khó nhất là công đoạn nhuộm màu sợi như ý muốn. Quan trọng nhất và cũng là khâu khó nhất trong việc thêu khăn là làm các chiếc “Cút”. “Cút” được làm từ một mảnh vải đỏ rộng, bên trong bọc lõi chỉ rồi cuộn tròn lại theo hình trôn ốc, gắn liền với các mép khăn. Có 3 loại hoa văn được thêu trên mỗi chiếc khăn là “tà leo”, “cút piêu” và “sai peng”, trong đó, “tà leo” là vật trừ đuổi tà ma, bảo vệ thần hồn cho người đội khăn, “cút piêu” là phẩm vật cao quý của người bề trên và “sai peng” là dây tình của đôi lứa. Tuy nhiên cả ba loại hoa văn này chỉ được thêu có chừng mực ở hai đầu của chiếc khăn. Hoa văn trên mỗi chiếc khăn chủ yếu là các hình zích zắc, hình xương cá, hình răng cưa…

 

Từ khi còn bé đến lúc trưởng thành, người con gái Thái được người mẹ dạy cho cách thêu thùa, may vá, dệt vải làm khăn. Việc học thêu khăn Piêu đối với các cô gái Thái là một quá trình nhận thức và rèn luyện đôi bàn tay khéo léo của mình. Đến năm 15, 16 tuổi thì việc thêu thùa, may vá, dệt vải làm khăn đã được các cô gái Thái làm thành thạo, mỗi cô gái phải tự tay làm khăn Piêu để chuẩn bị đi lấy chồng, khăn Piêu là món quà không thiếu để cô dâu tặng gia đình nhà chồng khi về làm dâu.

Không chỉ gắn bó với cuộc sống thường ngày, bình dị của người dân, chiếc khăn Piêu còn là “vật tín”, minh chứng đặc biệt cho tình yêu đôi lứa. Khi xưa, vào những dịp lễ hội, khi cô gái tung còn, chàng trai nào bắt được phải đền cho cô một hoặc hai đôi vòng bạc. Còn khi chàng trai ném còn mà cô gái không bắt được phải đem khăn Piêu ra tặng chàng trai. Chiếc khăn khi ấy trở thành cái cớ để họ hẹn ước, rồi yêu nhau. Nếu cô gái không yêu chàng trai thì có thể đem vật khác đến xin lại chiếc khăn của mình.

Hằng năm, khi mùa xuân về, Thành phố Sơn La thường tổ chức Lễ hội Mùa hoa ban, trong Lễ hội này luôn có phần thi hết sức độc đáo, thi thêu khăn Piêu, với mục đích bảo tồn, gìn giữ, phát huy nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, là cơ hội để các thí sinh giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thêu khăn. Đồng thời, giúp du khách hiểu thêm về giá trị của khăn Piêu trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái.

Ngày nay, chiếc khăn Piêu không chỉ là vật dụng quen thuộc của đồng bào dân tộc Thái, mà còn trở thành món quà lưu niệm ý nghĩa đối với du khách trong và ngoài nước khi đến với Sơn La. 

Quỳnh Ngọc - Trung Hiếu

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Sông Mã tập trung chăm bón nhãn chính vụ

    Sông Mã tập trung chăm bón nhãn chính vụ

    Huyện Sông Mã -
    Thời điểm này, nhãn chính vụ ở Sông Mã bắt đầu vào thời kỳ ra hoa kết trái. Các hợp tác xã, hộ gia đình đang tập trung chăm sóc, bón phân, tưới nước để tăng khả năng đậu quả; quản lý vùng vùng trồng nhãn, đáp ứng cầu của thị trường và phục vụ xuất khẩu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 13/2/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 13/2/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa tiếp tục suy yếu và di chuyển ra phía Đông; từ đêm nay 12/2 áp cao lạnh lục địa được tăng cường trở lại, sau có cường độ ổn định. Trên cao, dòng xiết gió Tây duy trì trên khu vực.
  • 'Sắc màu Quỳnh Nhai

    Sắc màu Quỳnh Nhai

    Emagazine -
    Quỳnh Nhai - vùng đất bên sông Đà, có lòng hồ thủy điện Sơn La rộng trên 10.000 ha tạo cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng. Quỳnh Nhai còn là quê hương của nhiều lễ hội truyền thống của các dân tộc cùng chung sống, tạo nên một vùng văn hóa đậm đà, đa sắc màu. Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Quỳnh Nhai năm 2025 diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc, giới thiệu về mảnh đất, con người Quỳnh Nhai nồng hậu, thân thiện và mến khách.
  • 'Nam cử nhân đại học FPT tình nguyện nhập ngũ

    Nam cử nhân đại học FPT tình nguyện nhập ngũ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Gặp gỡ những những công dân nhập ngũ năm 2025 trên địa bàn thành phố Sơn La, chúng tôi ấn tượng với em Cao Mạnh Toàn, tổ 2, phường Tô Hiệu, Thành phố, tốt nghiệp Trường Đại học FPT Hà Nội, đã viết đơn tình nguyện được lên đường tòng quân với những hoài bão, khát khao cống hiến và trưởng thành.
  • 'Phiên trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Hát Lót lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030

    Phiên trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Hát Lót lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030

    Xây dựng Đảng -
    Chiều 12/2, Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Hát Lót lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã diễn ra phiên trù bị. Đại hội có 79 đại biểu chính thức, đại diện cho 514 đảng viên trong toàn Đảng bộ xã. Đây là đại hội được Ban Thường vụ Tỉnh ủy chọn tổ chức đại hội điểm đảng bộ cấp xã của tỉnh Sơn La.
  • 'Hoạt động ổn định sau sáp nhập đơn vị hành chính

    Hoạt động ổn định sau sáp nhập đơn vị hành chính

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện Nghị quyết số 1280/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Sơn La giai đoạn 2023-2025, huyện Yên Châu sắp xếp, sáp nhập 3 đơn vị hành chính cấp xã để mở rộng thị trấn Yên Châu. Đến nay, đã hoạt động ổn định, bộ máy hành chính được kiện toàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.