Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Nhân dân Phù Yên trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, nhân dân huyện Phù Yên đã cùng nhân dân trong tỉnh cống hiến sức người, sức của, với phương châm “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Giọng nữ
Thiếu tướng Lò Văn Nhài chia sẻ kỷ niệm được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

Ngược dòng lịch sử, quân và dân huyện Phù Yên tích cực tham gia phục vụ “chiến dịch mở đường” với quy mô lớn. Hàng nghìn nam, nữ thanh niên các dân tộc huyện Phù Yên đã tích cực góp công sức mở tuyến đường 13A nối từ Yên Bái sang đường số 41 (nay là quốc lộ 6). Đây là tuyến đường huyết mạch từ Chiến khu Việt Bắc qua địa phận Phù Yên (thời điểm trước năm 1964, huyện Phù Yên bao gồm toàn bộ huyện Bắc Yên, huyện Phù Yên ngày nay) dài gần 100 km lên tỉnh lỵ Sơn La.

Bất chấp máy bay địch ngày, đêm bắn phá ở các trọng điểm: Đèo Lũng Lô; đèo Ban, đèo Nhọt, Phiêng Ban; bến phà Tạ Khoa; đèo Chẹn…, nhân dân các dân tộc Phù Yên luôn bám đường, mở thông tuyến, sát cánh cùng bộ đội, dân công cả nước vận chuyển lương thực, đạn dược cho bộ đội, góp phần vào chiến công chung. Chỉ tính năm 1954, huyện Phù Yên đã huy động 17 đợt dân công, với tổng cộng 8.563 lượt người tham gia, đóng góp 541.977 ngày công phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thiếu tướng Lò Văn Nhài, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Tư lệnh chính trị Quân Khu II, nhớ lại: Nhân dân Phù Yên khi đó rất hăng hái. Khi có thông tin vận động mở đường, vận chuyển hàng hóa, đạn dược cho chiến trường Điện Biên, đã có hàng nghìn người tự nguyện tham gia. Bản thân tôi, năm đó mới 17-18 tuổi, cũng trốn gia đình xung phong đi bộ đội, vận chuyển hàng đến bến Tạ Khoa. Thời đó, vất vả lắm, vừa phá đá mở đường, vừa gánh, gùi hàng vận chuyển. Mỗi khi giặc ném bom, chúng tôi theo lệnh chỉ huy tìm nơi trú ẩn, nhưng cũng có nhiều người không tránh được bom rơi, đạn lạc của quân thù và đã hy sinh.

Trong suốt thời gian diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân dân Phù Yên vừa tích cực sản xuất chi viện cho tiền tuyến, sẵn sàng lên đường chiến đấu, song vẫn tích cực bảo vệ hậu phương, do thực dân Pháp cài cắm thổ phỉ nhằm phá hoại thành quả cách mạng của ta. Được thực dân Pháp hỗ trợ, cung cấp phương tiện, vũ khí, bọn phỉ thực hiện nhiều thủ đoạn uy hiếp nhân dân, mưu sát cán bộ, mị dân, xúi giục nhân dân chống lại chính quyền cách mạng. Điển hình, vụ chúng uy hiếp đường 13A (nay là quốc lộ 37), cản phá việc vận chuyển phương tiện, vật chất lên mặt trận Điện Biên Phủ của quân và dân ta.

Sử dụng biện pháp chính trị, kết hợp với áp lực vũ trang, chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng tiễu phỉ đã đập tan âm mưu gây phỉ ở vùng cao Phù Yên, bắt và gọi hàng 77 tên, thu 53 khẩu súng trường, 3 tiểu liên và nhiều đạn dược. Cuối năm 1954, đã quét sạch phỉ ở vùng cao 99, làm phá sản âm mưu hậu chiến của thực dân Pháp, giữ vững trật tự trị an địa phương. Nhân dân tin tưởng vào cách mạng, ổn định sản xuất, tích cực tham gia đóng góp cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ông Mùi Văn Sẹng, xã Tân Phong, là một trong số những người con của quê hương Phù Yên trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Khoảng cuối năm 1953, khi các đơn vị của Đại đoàn 316 hành quân và nghỉ chân tại khu rừng bản Nhọt, xã Gia Phù, ông Sẹng đã trốn gia đình xin đi bộ đội. Sau đó, ông được biên chế vào đơn vị C9-D957-E148-Đại đoàn 316. Trên đường hành quân, ông được huấn luyện kỹ thuật chiến đấu, rèn luyện thể lực, sẵn sàng cho trận quyết chiến tại Điện Biên Phủ.

Ông Sẹng chia sẻ: Do tôi là lính mới, nên các anh không cho trực tiếp tham gia chiến đấu. Đến trước trận đánh đồi A1, chỉ huy đơn vị mới lệnh cho đại đội của tôi thực hiện đào giao thông hào tiến vào cứ điểm; nhiệm vụ này được thực hiện cả ngày, đêm trong điều kiện địch trong lô cốt nã trung liên ra. Đến ngày 6/5, trận đánh đồi A1 bắt đầu với tiếng bọc phá nổ long trời, lở đất. Mặc dù rất muốn tham gia chiến đấu, nhưng Đại đội trưởng lệnh cho tôi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, chăm sóc thương binh từ trận địa ra. Đến ngày quân ta hoàn toàn giành chiến thắng, các anh em trong đơn vị ôm nhau khóc, phần vì vui mừng, phần vì tiếc thương những đồng đội đã hy sinh.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, đơn vị lực lượng vũ trang và nhân dân huyện Phù Yên trào dâng niềm tự hào, đã đóng góp sức người, sức của làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đồng thời, ra sức thi đua trên tất cả các lĩnh vực, xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, xứng đáng với truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước.

Bài, ảnh: Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

    Tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Chú trọng công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh tập trung nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, phòng ngừa suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cơ sở đảng; xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Tình nguyện, chung sức xây dựng nông thôn mới

    Tình nguyện, chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tập trung tuyên truyền, vận động, giúp nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể trong xây dựng và thụ hưởng thành quả nông thôn mới, từ đó, tình nguyện, tích cực xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
  • 'Phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

    Phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

    Xã hội -
    Để trẻ em luôn được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, thời gian qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần
  • 'Huấn luyện chiến sĩ mới

    Huấn luyện chiến sĩ mới

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Với phương châm huấn luyện “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện, rèn luyện chiến sĩ mới có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ kỹ, chiến thuật giỏi, sức khỏe bền bỉ, sẵn sàng nhận, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
  • 'Giải pháp xử lý chất thải cà phê

    Giải pháp xử lý chất thải cà phê

    Xã hội -
    Sơn La được biết đến là thủ phủ cà phê Arabica của Việt Nam, với hơn 21.400 ha, sản lượng khoảng 400.000 tấn quả/năm. Cùng với hiệu quả kinh tế mang lại, câu chuyện xử lý chất thải trong quá trình sơ chế quả cà phê là mối quan tâm của các cấp, ngành, địa phương.
  • 'Khát vọng Việt Nam và quá trình tạo lực để vươn mình

    Khát vọng Việt Nam và quá trình tạo lực để vươn mình

    Làm gì để Việt Nam vươn mình, vững vàng bước vào kỷ nguyên mới, với những cột mốc lịch sử vào năm 2030 và 2045, vừa là khát vọng của mọi công dân Việt Nam chân chính vừa là trăn trở, tâm huyết trong việc tìm cách tạo thế và lực để đất nước bứt phá, "sánh vai với các cường quốc năm châu" như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời. Nhưng đó cũng là sự ngờ vực, ganh tị, hậm hực của một số kẻ có tư duy lệch lạc, vẫn nặng tư tưởng hằn học, thù địch...
  • 'Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh

    Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh

    Xã hội -
    Giúp phụ nữ khởi nghiệp, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (nay là Ban công tác Phụ nữ, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên hiện thực hóa các ý tưởng sản xuất, kinh doanh, hiệu quả, liên kết chị em cùng nhau phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
  • 'Khai thác các dư địa, nguồn lực sau sáp nhập

    Khai thác các dư địa, nguồn lực sau sáp nhập

    Thời sự - Chính trị -
    Thực hiện Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từ ngày 1/7, các tỉnh, thành phố chính thức sáp nhập và thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Sự thay đổi lớn trong công cuộc sắp xếp bộ máy sẽ dôi dư một số cán bộ ở nhiều lĩnh vực.