Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

Huyện Yên Châu có gần 4.000 ha, là vùng trồng mận hậu lớn của tỉnh, được trồng tập trung ở một số xã vùng cao biên giới. Thời điểm này, các chủ vườn đang tập trung chăm sóc mận thời kỳ đậu quả, áp dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất đảm bảo mận đạt năng suất, chất lượng cao.

Giọng nữ

Phiêng Khoài được coi là “thủ phủ” mận hậu của Yên Châu. Cây mận được đưa vào trồng ở nơi đây từ những năm 1990, do khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, cùng với việc người dân áp dụng tiến bộ khoa học trong kỹ thuật chiết, ghép nên cây ra nhiều đợt hoa, cho năng suất và chất lượng quả cao. Điểm khác biệt của mận hậu Phiêng Khoài so với vùng khác là được trồng trên những dãy núi đá vôi, khí hậu quanh năm mát mẻ; điều này giúp quả mận giữ được vị ngọt tự nhiên, cùng với màu sắc đỏ và phấn trắng dày.

Từ vài chục hecta ban đầu, đến nay, toàn xã Phiêng Khoài có 3.000 ha mận. Đầu năm 2025, người trồng mận ở Phiêng Khoài đón nhận tin vui khi được công nhận là vùng ứng dụng công nghệ cao. Nhờ đem lại giá trị kinh tế ổn định, cây mận được người dân mở rộng diện tích, áp dụng các biện pháp thâm canh, sản xuất theo quy trình an toàn, thời gian thu hoạch khác nhau, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Thành viên HTX Nông nghiệp hữu cơ Tây Bắc lắp đặt hệ thống tưới ẩm cho mận.

HTX Nông nghiệp hữu cơ Tây Bắc, bản Tam Thanh, xã Phiêng Khoài, có trên 130 ha mận hậu sản xuất theo hướng hữu cơ và VietGAP. Chăm mận giai đoạn đậu quả luôn được các thành viên HTX chú trọng. Anh Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc HTX, chia sẻ: Năm nay, thời tiết cơ bản thuận lợi, vườn mận nào cũng nở kết trái mà không gặp trở ngại nào. Nếu trong vòng một tháng nữa thời tiết tiếp tục thuận thì vụ quả năm nay sẽ được mùa nhất trong vài năm trở lại đây, dự kiến sản lượng quả mận của HTX năm nay đạt khoảng trên 1.000 tấn, tăng 30% so với vụ trước.

HTX Nông nghiệp hữu cơ Tây Bắc đã yêu cầu các thành viên ứng dụng nhật ký điện tử, quản lý sản xuất bằng hệ thống camera giám sát tại vườn, tuân thủ kỹ thuật trồng, chăm sóc mận theo quy trình an toàn; bón phân, phòng trừ sâu bệnh đúng thời điểm, kết hợp với việc sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm, tự động tạo độ ẩm liên tục... nhờ vậy cây phát triển tốt, quả cho đồng đều.

Nông dân xã Phiêng Khoài thu hoạch mận trái vụ.

Với trình độ canh tác, kỹ thuật được nâng cao, ngoài chăm sóc mận chính vụ, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Phiêng Khoài còn can thiệp một số biện pháp kỹ thuật để mận ra trái sớm. Mặc dù còn gần 2 tháng nữa mận mới vào chính vụ, nhưng thời điểm này, 5 ha mận của gia đình anh Trần Quốc Huy, bản Kim Chung, xã Phiêng Khoài, đã cho thu hoạch. Anh Huy cho biết: Để tạo ra quả trái vụ theo ý muốn, phải lựa chọn đúng thời điểm, từ tháng 11, gia đình đã tiến hành bấm ngọn, phun thuốc ủ mầm hoa, kích hoa, tuân thủ liều lượng bón phân, tưới nước để cây ra quả vào tháng 2 và cho thu hoạch rải vào tháng 3, tháng 4. Mận trái vụ dễ bán, được giá cao, trung bình từ 50.000-100.000 đồng/kg. Vụ này gia đình thu khoảng 5 tấn quả mận trái vụ, bán được khoảng 500 triệu đồng.

Nông dân xã Lóng Phiêng chăm sóc mận theo hướng hữu cơ.

Còn tại xã Lóng Phiêng, những ngày ngày, nông dân trên địa bàn cũng đang tích cực chăm bón, phòng trừ sâu bệnh cho cây mận. Gia đình ông Lưu Thanh Bình, bản Yên Thi, có hơn 1 ha mận. Ngay sau khi thu hoạch, gia đình tiến hành cắt tỉa những cành già, yếu từ vụ trước tạo thông thoáng cho cây, hạn chế sâu bệnh; thay vì lắp đặt hệ thống tưới ẩm dưới đất, gia đình vắt các dây tưới lên cành cây để thuận tiện cho việc phát cỏ, bón lót; hạn chế phân bón hóa học, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh đạm cá để bổ sung dinh dưỡng cho cây. 

Ông Bình nói: Trước khi vào giai đoạn đậu quả, gia đình vun xới, bón phân, kết hợp với việc xử lý vi sinh vật trong đất bằng vôi bột và sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu đục thân, xỉ mủ. Khi đậu quả được 1 tháng, gia đình sử dụng hoàn toàn phân chuồng ủ hoai mục, phân hữu cơ từ bột ngô và hạt đậu tương để bón cho cây; tỉa, loại bỏ những quả không đạt chất lượng, giảm bớt số lượng quả trên mỗi cành để chăm sóc kỹ hơn về dinh dưỡng, tạo ra những trái mận to, đạt chất lượng. Nhiều năm làm phương pháp này, vườn mận cũng cho sản lượng 30 tấn/vụ, thu nhập đạt hơn 400 triệu đồng/năm.

Hệ thống tưới được bà con trồng mận lắp đặt trên thân cây.

Hiện nay, không chỉ các HTX mà hầu hết nông dân ở Yên Châu đều nắm chắc những kỹ thuật, quy trình canh tác, thâm canh cho cây mận hậu. Rút kinh nghiệm từ vụ trước, năm nay, các hộ trồng mận đã chủ động các biện pháp chăm bón từ sớm, chủ động dưỡng cây khỏe mạnh, vừa áp dụng biện pháp cơ học, vừa áp dụng các chế phẩm sinh học, hữu cơ để cho mận ra hoa, đậu quả. Nhờ đó, người nông dân giữ được cây bền, khỏe, nâng cao hiệu quả canh tác. Hiện nay, 90% diện tích mận hậu trên địa bàn huyện sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, tỷ lệ đậu quả cao. Dự báo năm nay, sản lượng mận cao, có thể đạt 20-25 tấn/ha.

Cán bộ xã Chiềng On, huyện Yên Châu hướng dẫn bà con tỉa quả để nâng cao chất lượng.

Ông Vũ Hải Yến, Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Yên Châu, cho biết: Phòng đã hướng dẫn người dân theo dõi chặt chẽ thời tiết và sự phát triển của cây trồng để kịp thời xử lý khi cần thiết. Đồng thời, tuyên truyền, hỗ trợ các hộ dân thực hiện đúng quy trình sản xuất an toàn, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phù hợp theo danh mục cho phép. Bên cạnh đó, lựa chọn các khu vực đủ điều kiện để áp dụng phương pháp rải vụ, giúp cây trồng phát triển tốt. Để đảm bảo đầu ra cho nông sản, Phòng đã xây dựng kế hoạch tiêu thụ, tìm kiếm giải pháp kết nối với các doanh nghiệp thu mua sản lượng mận sắp tới. Ngoài ra, Phòng còn hỗ trợ các hợp tác xã lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, thiết kế bao bì, phát triển sản phẩm OCOP nhằm nâng cao giá trị và giữ vững thương hiệu mận hậu Yên Châu. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2025, sản lượng tiêu thụ đạt 45.000 tấn.

Việc chủ động chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật của các hộ trồng mận, cùng sự quan tâm của chính quyền địa phương, hy vọng năm nay mận hậu Yên Châu sẽ đạt sản lượng cao, tiếp tục trở thành nguồn thu nhập chính cho nông dân trên địa bàn.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Kinh tế -
    Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8% trở lên, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng, góp phần vào chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.
  • 'Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Xã hội -
    Nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La, vùng quê tái định cư Chiềng Lao, huyện Mường La hôm nay đang chuyển mình, với cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nông dân biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gắn với thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu và liên kết thành lập các HTX đa ngành nghề, đưa Chiềng Lao vươn lên.
  • 'Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Kinh tế -
    Cây xoài tượng da xanh đã bén rễ, gắn bó với người dân huyện Sông Mã từ nhiều năm nay. Sản phẩm được bán trên thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Thời điểm này, các hộ đang tập trung chăm sóc để có mùa quả bội thu.
  • 'Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Kinh tế -
    Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở Vân Hồ diễn biến phức tạp. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và các địa phương chủ động, làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin cho đàn gia súc.
  • 'Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Xã hội -
    Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai là cơ sở quan trọng, giúp chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn nhân dân. Những năm gần đây, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
  • 'Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Xã hội -
    Bảo vệ “lá phổi xanh”, thị xã Mộc Châu đã thành lập 144 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các tổ, bản với 2.880 người tham gia. Phát huy sức mạnh của tập thể, cộng đồng, bảo vệ, phát triển rừng và tạo sinh kế, tăng thu nhập từ rừng.