Tăng giá trị kinh tế từ trồng ngô sinh khối

Trồng ngô sinh khối làm thức ăn cho gia súc đang được nông dân huyện Mộc Châu mở rộng diện tích, góp phần tăng giá trị kinh tế, đảm bảo nguồn thức ăn dự trữ cho đàn gia súc trên địa bàn.

Nông dân thị trấn Nông trường Mộc Châu thu hoạch ngô sinh khối.

Gia đình anh Lưu Thế Hải, tiểu khu 4, xã Chiềng Sơn được Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Mộc Châu phối hợp với Viện Nghiên cứu ngô quốc gia hỗ trợ về giống và kỹ thuật trồng thí điểm 2.000 m2 ngô sinh khối giống ngô DH 17-5. Đây là giống mới có ưu điểm cây to, bộ lá xanh bền, khả năng thích ứng rộng. Ngô được trồng lấy thân, lá, bắp non làm thức ăn thô xanh cho gia súc. Thời gian sinh trưởng của ngô sinh khối khoảng 80-90 ngày, năng suất đạt 40-50 tấn/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 70- 80 tấn/ha.

Anh Hải cho biết: Năm đầu tiên gia đình trồng ngô sinh khối với giống ngô DH 17-5, tuy thời tiết có khắc nghiệt nhưng cây ngô sinh trưởng tốt. Trồng ngô sinh khối vừa tiết kiệm thời gian, công chăm sóc, năng suất vượt trội, lại canh tác được nhiều vụ trong năm nên hiệu quả kinh tế cao hơn. Sau gần 3 tháng trồng và chăm sóc, gia đình thu hoạch hơn 20 tấn cây ngô bán được trên 20 triệu đồng.

Thực hiện chủ trương của huyện Mộc Châu về chuyển đổi đất trồng cây lương thực kém hiệu quả sang trồng cây ngô sinh khối phục vụ nhu cầu thức ăn tại chỗ cho gia súc; đồng thời cung cấp nguồn thức ăn thô xanh cho đàn bò sữa của Mộc Châu Milk.

Năm 2023, xã Chiềng Sơn trồng 60 ha ngô sinh khối trên tổng số 1.000 ha ngô của xã. Ông Ngô Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã, cho biết: Xã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang mô hình trồng ngô sinh khối, mô hình này đã tăng mật độ vụ sản xuất so với ngô lấy hạt, góp phần cải thiện thu nhập. Toàn bộ sản lượng ngô sinh khối của xã có đầu ra ổn định khi được Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu thu mua.

Huyện Mộc Châu hiện có trên 7.200 ha ngô, trong đó, diện tích trồng ngô sinh khối khoảng 2.000ha, tập trung ở các xã: Phiêng Luông, Tân Lập, Tân Hợp, Đông Sang, Lóng Sập, Chiềng Sơn, Chiềng Khừa và thị trấn Nông trường với các giống ngô chủ yếu, như: GH9, K54, K76...

Ông Trần Xuân Thành, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mộc Châu, cho biết: Trồng ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao hơn so với trồng ngô lấy hạt truyền thống. Ngô sinh khối được thu hoạch ở giai đoạn bắp ngô chín sáp để làm thức ăn cho trâu, bò. Ngô sinh khối có thời gian thu hoạch ngắn (khoảng 85-90 ngày), ít chịu ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, sâu bệnh, mật độ cây trồng dày hơn, do đó sẽ nâng cao thu nhập cho người dân.

Từng bước mở rộng diện tích trồng ngô sinh khối, nhất là tại các xã ven sông Đà có diện tích đất dốc kém hiệu quả, khó canh tác và cơ giới hóa. Mộc Châu tiếp tục làm việc với Công ty cổ phần ngô sinh khối Việt Nam triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngô sinh khối tại xã Tân Hợp.

Hiện nay, xã Tân Hợp đã có 47 hộ gia đình được hỗ trợ giống, phân bón, tập huấn hướng dẫn quy trình sản xuất, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và cam kết thu mua 100% sản lượng ngô sinh khối của các hộ tham gia liên kết với giá bảo lãnh thấp nhất là 950 đồng/1kg. Bắt đầu xuống giống từ cuối tháng 4, đến nay 47 hộ trồng ngô sinh khối ở Tân Hợp đang chuẩn bị thu hoạch đợt 1 và sẽ tiến hành trồng ngô đợt 2. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả mô hình tại xã Tân Hợp, huyện Mộc Châu sẽ nhân rộng tại các địa phương có điều kiện phù hợp trong thời gian tới.

Với tổng đàn trâu, bò trên 49 nghìn con, trong đó đàn bò sữa trên 24 nghìn con, việc chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang mô hình trồng ngô sinh khối đang mở ra hướng sản xuất mới, hiệu quả cho bà con nông dân. Huyện Mộc Châu tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và nhân dân liên kết với các công ty, doanh nghiệp để đưa các giống ngô phù hợp trồng sinh khối vào sản xuất, nâng cao hiệu quả, giá trị kinh tế cho nhân dân.

Bài, ảnh: Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tân Xuân đa dạng sản phẩm măng tre

    Tân Xuân đa dạng sản phẩm măng tre

    Kinh tế -
    Khai thác vùng nguyên liệu tre rộng hơn 2.000 ha, HTX Tân Xuân Nông nghiệp 269 Tân Xuân, tại bản Bướt, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ đã nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo từ cây tre, xây dựng mô hình kinh doanh bền vững, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các thành viên.
  • 'Chăm lo lợi ích cho đoàn viên

    Chăm lo lợi ích cho đoàn viên

    Xã hội -
    Chú trọng chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, Công đoàn Công ty cổ phần Phân bón Sông Lam Tây Bắc đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp người lao động yên tâm làm việc, đồng hành với doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.
  • 'Khơi dậy tiềm năng, trí tuệ người lao động

    Khơi dậy tiềm năng, trí tuệ người lao động

    Xã hội -
    Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động thị xã Mộc Châu tích cực tham gia phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải thiện môi trường làm việc, đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh chuyển đổi số.
  • 'Phong trào thi đua lao động sáng tạo

    Phong trào thi đua lao động sáng tạo

    Xã hội -
    Trong bối cảnh chuyển đổi sâu rộng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc, giai cấp công nhân và người lao động tỉnh Sơn La đang ngày càng khẳng định vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu, đồng thời là một bộ phận chính trị - xã hội to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển bền vững của địa phương.
  • 'Đặc sắc ẩm thực dân tộc

    Đặc sắc ẩm thực dân tộc

    Du lịch -
    Cùng với các yếu tố thuận lợi về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nét văn hóa độc đáo, thì sự đa dạng về ẩm thực của các dân tộc với những món ăn mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc, đã làm tăng sức hấp dẫn, mời gọi du khách tìm về khám phá và trải nghiệm vùng đất Sơn La.
  • 'Xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn Sơn La vững mạnh

    Xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn Sơn La vững mạnh

    Xã hội -
    Quán triệt quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, những năm qua, tổ chức công đoàn tỉnh Sơn La không ngừng được củng cố, phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền, của đoàn viên và người lao động trong tỉnh.
  • 'Phát triển bền vững du lịch Tà Xùa

    Phát triển bền vững du lịch Tà Xùa

    Du lịch -
    Cách thành phố Sơn La hơn 100 km, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, sở hữu nhiều lợi thế phát triển du lịch. Miền “mây trời quyện với núi non” này là điểm đến lý tưởng, thu hút đông đảo du khách thích săn mây và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, hoang sơ. Tà Xùa đang tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa du lịch phát triển bền vững.
  • 'Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế

    Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế

    Xây dựng Đảng -
    Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Púng Bánh, huyện Sốp Cộp, nhiệm kỳ 2020-2025, đề ra 19 chỉ tiêu, với 49 tiêu chí về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng. Những năm qua, Đảng bộ xã đã phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, nhất là người đứng đầu, tinh thần tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên và các tổ chức hội, đoàn thể, chăm lo đời sống của nhân dân.