Phát triển dược liệu theo chuỗi liên kết

Khai thác tiềm năng, lợi thế về phát triển dược liệu, tỉnh Sơn La đã triển khai, thực hiện nhiều chương trình, dự án hỗ trợ cây giống; khảo nghiệm, trồng thử nghiệm cây dược liệu bảo tồn nguồn gen và xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, vừa tạo sinh kế cho nhân dân, vừa làm vành đai “xanh” bảo vệ rừng hiệu quả.

Giọng nữ
Vườn ươm cây sơn tra tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La.

Mường La là huyện đang triển khai nhiều mô hình trồng dược liệu theo chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Tiêu biểu như: HTX Nam y dược Phú Tuệ - Mường La, xã Mường Chùm, thành lập năm 2021, hiện có 15 thành viên, với 1,5 ha sâm bố chính. Công ty TNHH MTV Đăng Dương, xã Mường Bú hiện nay ngoài sản phẩm hoa đu đủ sấy đạt sản phẩm OCOP 3 sao đã liên kết với các hộ trồng sâm bố chính tại bản Tạ Búng, xã Tạ Bú. Ngoài ra, có HTX Nam Sơn - Phú Lương, bản Nà Lốc, thị trấn Ít Ong, thành lập năm 2021 chuyên sản xuất các sản phẩm dược liệu, đã đầu tư vườn ươm cây giống, liên kết với các hộ trồng cây dược liệu, như: Cà gai leo, đẳng sâm, hoa cúc...

Ở huyện Bắc Yên, tại các xã vùng cao: Háng Đồng, Hang Chú, Tà Xùa đang duy trì, mở rộng diện tích trồng dược liệu trên 1.000 ha, với giống cây chủ yếu: Thảo quả, sa nhân, quế. Tiêu biểu, như xã Háng Đồng, năm 2024, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cấp 14.000 cây thảo quả, trên 23.200 cây quế cho các hộ trồng. Đến nay, xã có hơn 100 ha cây thảo quả, sa nhân và quế. Nhiều mô hình phát huy hiệu quả, mang lại thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, góp phần xóa đói nghèo, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Còn tại huyện Vân Hồ, đang có trên 146 ha dược liệu, với 16 loài cây dược liệu chính phân bố tập trung chủ yếu xã Liên Hòa, Lóng Luông, Chiềng Xuân và Tô Múa... Ông Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng phòng Dân tộc huyện Vân Hồ, cho biết: Toàn huyện còn khoảng 400 ha có khả năng trồng dược liệu. Năm 2024, huyện đã thông báo việc lựa chọn đơn vị chủ trì liên kết thực hiện Dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng dược liệu quý tại huyện.

Dự án đặt ra mục tiêu hình thành tối thiểu 210 ha vùng trồng dược liệu quý, hình thành được khu vực bảo quản, sơ chế, chế biến và chiết xuất đáp ứng tiêu chuẩn GMP và GSP từ đối tượng các cây dược liệu; tạo lập ít nhất 2 sản phẩm dược liệu bền vững được truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo chất lượng; tạo việc làm, thu nhập ổn định tối thiểu 300 lao động địa phương, trong đó 50% số lao động là người dân tộc thiểu số. Địa điểm dự kiến các xã: Vân Hồ, Song Khủa, Liên Hòa, Lóng Luông. Dự án có tổng kinh phí đầu tư gần 230 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án giai đoạn 2021-2025.

Bà Cầm Thị Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Đề án phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Sơn La đề ra mục tiêu: Phát triển vùng nguyên liệu dược liệu theo hướng sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, định hướng đến năm 2030, tỉnh Sơn La có 30.000 ha dược liệu. Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, đến nay, toàn tỉnh có trên 15.000 ha cây dược liệu và sơn tra.

Trong phát triển dược liệu, tỉnh khuyến khích phát triển 55 loài dược liệu với quy mô lớn, tập trung, gồm: actisô, đậu ván trắng, đỗ trọng, đương quy, gấc, giảo cổ lam, gừng, hà thủ ô đỏ, hoa hòe, hoài sơn, kim tiền thảo, mã đề, nghệ, quế, sả, sa nhân, sâm Ngọc Linh, tam thất, trinh nữ hoàng cung, ý dĩ... và các loài dược liệu có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, khuyến khích trồng dược liệu dưới hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển vùng dược liệu gắn với sơ chế, chế biến, bảo quản, chiết xuất dược liệu, mở hướng phát triển trồng dược liệu bền vững, phát triển theo chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhân dân.

Bài, ảnh: Minh Thu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bộ đội Cụ Hồ giúp người nghèo an cư, lạc nghiệp

    Bộ đội Cụ Hồ giúp người nghèo an cư, lạc nghiệp

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Với tinh thần “Ở đâu nhân dân khó, ở đó có bộ đội”, những năm qua, Bộ CHQS tỉnh Sơn La đã phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn lực lượng, huy động hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ và dân quân tự vệ đến tận các bản vùng sâu, vùng cao khảo sát, vận động và cùng nhân dân xóa nhà tạm, nhà dột nát.
  • 'Bắc Yên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

    Bắc Yên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

    Xã hội -
    Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, Bắc Yên đã huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

    Động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

    Kinh tế -
    Với sự đồng hành, hỗ trợ của Hội Nông dân, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” huyện Mường La đã tạo sức lan tỏa, trở thành động lực để hội viên phát huy tính năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
  • 'Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

    Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

    Du lịch -
    Sơn La hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều chứng tích về thời kỳ kháng chiến chống Pháp, có giá trị lớn về lịch sử, minh chứng về một thời hào hùng của quân và dân ta; là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng, gắn với du lịch “về nguồn”, tìm hiểu về lịch sử dân tộc.
  • 'Chăm lo bữa ăn cho học sinh bán trú

    Chăm lo bữa ăn cho học sinh bán trú

    Khoa Giáo -
    Năm học 2024-2025, huyện Vân Hồ có 25 trường tổ chức nấu ăn bán trú cho gần 5.000 học sinh. Việc nấu ăn bán trú đã tạo điều kiện cho học sinh vùng khó khăn gắn bó với trường, lớp; phụ huynh yên tâm gửi con đi học xa nhà; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ rệt.
  • 'Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn giao thông

    Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn giao thông

    An toàn giao thông -
    Sau khi kiện toàn hoạt động, Tổ Cảnh sát giao thông Mai Sơn, Đội Cảnh sát giao thông Đường bộ số 2, thuộc Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh, được giao phụ trách địa bàn huyện Mai Sơn. Tổ có 15 cán bộ, chiến sĩ luôn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đảm bảo ATGT trên địa bàn.
  • 'Ý nghĩa vĩnh cửu của Chiến thắng phát xít năm 1945

    Ý nghĩa vĩnh cửu của Chiến thắng phát xít năm 1945

    Bản tin quốc tế -
    Ngày 9-5, Nga và Belarus cùng các nước thuộc Liên Xô trước đây tổ chức kỷ niệm một ngày lễ lớn: 80 năm Ngày Chiến thắng trong Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9-5-1945 / 9-5-2025), một trong những cuộc chiến đẫm máu và tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Kết cục cuộc chiến này có ý nghĩa thời đại đối với nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới, làm thay đổi căn bản và hoàn toàn cục diện chính trị quốc tế và đặt nền móng cho trật tự thế giới đương đại.