Nâng cao giá trị sản phẩm nông sản sau chế biến

Cùng với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, việc bảo quản và chế biến nông sản cũng đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất trên địa bàn thị xã Mộc Châu chú trọng, góp phần nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm.

Giọng nữ
HTX Nông nghiệp Quyết Thanh giới thiệu sản phẩm quả sấy.

Thăm xưởng chế biến quả sấy của HTX Nông nghiệp Quyết Thanh, tổ dân phố Khí Tượng, phường Thảo Nguyên. Khu nhà xưởng được đầu tư xây dựng quy mô, hệ thống dây chuyền chế biến hiện đại. Hiện nay, HTX có 6 sản phẩm OCOP, gồm 4 sản phẩm 4 sao (mận sấy, chuối sấy, hồng sấy, xoài sấy); 2 sản phẩm 3 sao (đu đủ sấy dẻo, nước cốt chanh leo), giúp các thành viên HTX và nông dân yên tâm gắn bó với các loại cây trồng đặc sản của địa phương.

Dẫn chúng tôi đi thăm xưởng chế biến, ông Phạm Văn Quyết, Giám đốc HTX Nông nghiệp Quyết Thanh, chia sẻ: Giải quyết áp lực tiêu thụ hoa quả tươi chính vụ, năm 2020, HTX đã đầu tư hệ thống dây chuyền chế biến sấy khô các loại quả, công suất 1,2 tấn quả tươi/ngày, giúp giảm chi phí và tỷ lệ hao hụt trong quá trình vận chuyển, giảm khâu trung gian và không phụ thuộc vào mùa vụ, sản phẩm sau chế biến có chất lượng, giá trị cao hơn, góp phần nâng cao thu nhập cho các thành viên HTX.

Chế biến quả sấy khô tại HTX Nông nghiệp Quyết Thanh, thị xã Mộc Châu.

Với mong muốn mang đến cho khách hàng được thưởng thức những sản phẩm nông sản tươi ngon, HTX Kinh doanh dịch vụ du lịch nông nghiệp Châu Mộc, tổ dân phố 2, phường Mộc Sơn đã đầu tư hệ thống kho lạnh rộng hơn 100 m² và hệ thống máy sấy lạnh, nồi xào công nghiệp 200 lít. Hằng năm, HTX bao tiêu khoảng 200 tấn hoa quả tươi các loại cho các hộ dân trong vùng.

Anh Nguyễn Thành Trung, thành viên HTX Kinh doanh dịch vụ du lịch nông nghiệp Châu Mộc, cho biết: Hoa quả được chế biến bằng phương pháp sấy lạnh sẽ giữ màu sắc, độ tươi ngon và dinh dưỡng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Bên cạnh đó, HTX còn triển khai thành công dự án bảo quản quả mận hậu tươi bằng công nghệ sử dụng màng chuyên dùng, giúp thời gian bảo quản quả mận tươi kéo dài lên 3 tháng, giảm áp lực tiêu thụ chính vụ và nâng cao giá trị của sản phẩm.

Mộc Châu hiện có trên 11.000 ha cây ăn quả các loại, sản lượng trên 55 nghìn tấn quả/năm. Kéo dài thời gian bảo quản nông sản, huyện đã tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất ứng dụng khoa học, công nghệ sản xuất, bảo quản và chế biến; cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích liên kết, hợp tác sản xuất gắn với chế biến sâu, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đầu tư nâng cấp dây chuyền máy móc hiện đại gắn với vùng nguyên liệu tập trung chất lượng cao. Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nông sản.

Sản phẩm dâu tây sấy của HTX Hoa Mộc Châu.

Ông Sa Văn Thượng, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường thị xã Mộc Châu, cho biết: Thị xã có 38 cơ sở sơ chế, chế biến chè, hoa quả, sữa; 9 cơ sở sử dụng công nghệ đóng gói hút chân không cho các sản phẩm nông sản; 19 cơ sở đầu tư kho lạnh trong bảo quản nông sản, với tổng diện tích trên 2.600 m², sức chứa trên 2.500 tấn. Nhờ đó, các sản phẩm nông nghiệp chế biến của Mộc Châu ngày càng đa dạng, phong phú về mẫu mã, chất lượng cao, với 32 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP; trong đó, 18 sản phẩm đạt 4 sao, 14 sản phẩm đạt 3 sao; giá trị sản phẩm chế biến được nâng lên rõ rệt, được người tiêu dùng đón nhận...

Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thị xã Mộc Châu tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến nông nghiệp. Vận động các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất đầu tư nâng cấp dây chuyền máy móc hiện đại, mở rộng sản xuất, tạo ra các sản phẩm chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản địa phương trên thị trường.

Huy Thành
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Kinh tế -
    Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8% trở lên, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng, góp phần vào chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.
  • 'Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Xã hội -
    Nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La, vùng quê tái định cư Chiềng Lao, huyện Mường La hôm nay đang chuyển mình, với cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nông dân biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gắn với thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu và liên kết thành lập các HTX đa ngành nghề, đưa Chiềng Lao vươn lên.
  • 'Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Kinh tế -
    Cây xoài tượng da xanh đã bén rễ, gắn bó với người dân huyện Sông Mã từ nhiều năm nay. Sản phẩm được bán trên thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Thời điểm này, các hộ đang tập trung chăm sóc để có mùa quả bội thu.
  • 'Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Kinh tế -
    Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở Vân Hồ diễn biến phức tạp. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và các địa phương chủ động, làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin cho đàn gia súc.
  • 'Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Xã hội -
    Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai là cơ sở quan trọng, giúp chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn nhân dân. Những năm gần đây, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
  • 'Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Xã hội -
    Bảo vệ “lá phổi xanh”, thị xã Mộc Châu đã thành lập 144 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các tổ, bản với 2.880 người tham gia. Phát huy sức mạnh của tập thể, cộng đồng, bảo vệ, phát triển rừng và tạo sinh kế, tăng thu nhập từ rừng.