Nậm Lạnh nhiều mô hình kinh tế hiệu quả

Những năm qua, xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp, đã vận động nhân dân lựa chọn cây, con giống phù hợp với lợi thế địa phương, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Giọng nữ
Mô hình trồng cây ăn quả có múi của gia đình anh Vì Văn Thảo, bản Lọng Tòng, xã Nậm Lạnh, có thu nhập ổn định.

Nậm Lạnh có trên 16.100 ha đất tự nhiên, trong đó 1.022 ha đất sản xuất nông nghiệp. Xã có 10 bản, 896 hộ dân. Ông Vì Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Nậm Lạnh, cho biết: Xã đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh nghiên cứu khảo nghiệm trồng cây ăn quả có múi. Chiết, ghép cải tạo vườn tạp; trồng cỏ, chăn nuôi đại gia súc. Đồng thời, phối hợp tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho nhân dân; khuyến khích các hộ dân liên kết thành lập HTX, tổ hợp tác sản xuất, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Các tổ chức đoàn thể nhận ủy thác với Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện cho các hộ nghèo, cận nghèo vay vốn, với tổng dư nợ trên 49 tỷ đồng để phát triển sản xuất.

Năm 2016, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Sốp Cộp đưa cây giống sa nhân tím trồng thử nghiệm. Huyện đã đầu tư 100 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình 135, hỗ trợ 15 hộ trồng 10 ha cây giống. Cùng với nguồn giống cây từ các HTX trên địa bàn đầu tư, đến nay, đã có 18 hộ trồng, với diện tích gần 19 ha, nhiều hộ có thu nhập từ 70 - 120 triệu đồng/năm từ trồng cây sa nhân tím.

Anh Lò Văn Nam, bản Phổng, xã Nậm Lạnh, chia sẻ: Năm 2018, gia đình tôi đầu tư trồng hơn 2 ha cây sa nhân tím dưới tán rừng và gần 1 ha cây ăn quả. Năm 2022, cây sa nhân tím bắt đầu cho thu hoạch, sản lượng đạt gần 2 tấn quả tươi, bán được hơn 70 triệu đồng. Hằng năm, gia đình tôi thu nhập từ 170 - 200 triệu đồng từ cây sa nhân và cây ăn quả.

Bên cạnh đó, bà con trong xã còn trồng 15 ha ngô lai; 425 ha lúa ruộng, lúa nương, sản lượng lương thực có hạt đạt trên 1.800 tấn/năm; chăm sóc 144 ha cây ăn quả các loại, chủ yếu là cam, bưởi, nhãn, xoài ghép, sản lượng đạt gần 340 tấn quả/năm. Các hộ dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng gia trại, trang trại tập trung; tận dụng đất hoang, đất vườn tạp trồng gần 15 ha cỏ phục vụ nuôi trên 3.600 gia súc. Đồng thời, nuôi hơn 27.000 con gia cầm; gần 660 đàn ong rừng lấy mật.

Nhân dân bản Lọng Tòng đang chăm sóc 18 ha cây ăn quả có múi, trong đó 16 ha đã cho thu hoạch, sản lượng đạt gần 90 tấn quả/vụ. Thu nhập bình quân đạt gần 32 triệu đồng/người/năm. Anh Vì Văn Thảo, bản Lọng Tòng, chia sẻ: Gia đình tôi trồng hơn 3 ha cam đường canh, cam Nà Mòn, bưởi da xanh và quýt chum và chăn nuôi bò sinh sản. Mỗi năm thu hoạch từ 13-15 tấn quả các loại, bán từ 4-6 con bò giống, 5-6 tạ gà thịt, thu nhập đạt 250 - 300 triệu đồng/năm.

Qua rà soát năm 2023, xã Nậm Lạnh có 4 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, 7 hộ cấp huyện, 15 hộ cấp xã; có 15 mô hình kinh tế thu nhập từ 200 triệu đồng/năm trở lên. Hiện nay, trên địa bàn xã có 2 HTX nông nghiệp đang xây dựng vùng trồng cây dược liệu, gồm cây sa nhân tím, khôi nhung, cây cát sâm, gừng, từng bước giúp bà con phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, cấp ủy, chính quyền xã Nậm Lạnh tiếp tục lãnh đạo nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, từng bước nâng cao thu nhập, phấn đấu mỗi năm giảm từ 2-3% hộ nghèo.

Bài, ảnh: Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.