Giàu lên từ nuôi ba ba gai

Mỗi lần nhắc đến ba ba gai, hầu hết ai cũng nghĩ ngay tới địa danh Sông Mã, bởi ở đây có giống ba ba gai đặc sản được nhiều người dân nuôi theo quy mô lớn với mức thu nhập hơn 1 tỷ đồng/hộ/năm.

 

 

 

Chúng tôi tới thăm gia đình ông Bùi Huy Ngọc, bản Nà Hin 2, xã Nà Nghịu (Sông Mã) đã gắn bó với nghề nuôi ba ba gai hơn 20 năm. Quy mô nuôi ba ba gai của nhà ông Ngọc được đánh giá là lớn nhất, nhì huyện Sông Mã với 6 ao nuôi, tổng diện tích hơn 6.000 m². Hiện, ba ba gai bố, mẹ và ba ba gai thương phẩm có khoảng 7 tấn, con nhỏ cũng nặng 5-7kg; trung bình mỗi năm, đàn ba ba gai ấp nở hơn 10.000 con giống.

 

Tiếp chuyện chúng tôi trong ngôi biệt thự 3 tầng bề thế, ông Ngọc phấn khởi nói: Năm 2020, giá ba ba gai thương phẩm và ba ba gai giống đều tăng. Hiện, giá ba ba gai thương phẩm 600.000 đồng/kg, còn ba ba gai giống đang bán 230.000 đồng/con. Trong năm, gia đình tôi đã bán được 10.000 con giống, thu được 2,3 tỷ đồng, trừ hết chi phí còn lãi gần 2 tỷ đồng. Ba ba gai giống và thương phẩm Sông Mã chủ yếu tiêu thụ cho các hộ nuôi ba ba và các nhà hàng ở các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình, Bắc Giang, Hà Nội... Ông Ngọc cho biết thêm, hiện ở Sông Mã có con ba ba gai nặng 58 kg, to nhất trong các loài ba ba ở miền Bắc.

 

Ba ba gai thường có trọng lượng lớn, được người dân nuôi, sinh sản, có giá trị dinh dưỡng cao hơn hẳn ba ba trơn. Khoảng từ giữa tháng 4 đến tháng 8 hằng năm là mùa ba ba gai đẻ trứng và ấp nở; trong đó, thời kỳ đẻ rộ từ ngày trung tuần tháng 5 đến cuối tháng 6. Ông Ngọc tự hào nói: Thời kỳ hoàng kim nhất, giá bán 1 kg ba ba gai thương phẩm tương đương bằng 1 chỉ vàng và chủ yếu được xuất sang Trung Quốc. Người Trung Quốc rất thích ăn ba ba gai vì có diềm mai lớn, nhiều sụn, ăn rất ngon và nghe nói có giá trị dinh dưỡng tương đương với vây cá mập. Hiện nay, nhiều người đi du lịch Trung Quốc vẫn bắt gặp một số nhà hàng bán ba ba gai có ghi nguồn gốc ở Sông Mã. Chính vì ba ba gai có giá trị như vậy, nên ông Ngọc đã đam mê và gắn bó với nghề nuôi ba ba gai. Năm 2006, ông Ngọc đã sáng lập và làm Chủ tịch Hội nuôi ba ba gai Sông Mã với 23 thành viên, nuôi 8 ha, trung bình mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng chục tấn ba ba gai thương phẩm và 30.000 con ba ba gai giống.

 

Sau mô hình nuôi ba ba gai của ông Ngọc, ở Sông Mã còn có  gia đình ông Lê Trọng Khánh, bản Hưng Mai, xã Nà Nghịu cũng là một trong nhiều hộ nuôi ba ba gai lớn ở đây. Tiếp chuyện chúng tôi, ông Khánh cho biết: Năm 2006, bắt đầu nuôi ba ba gai, khi đó ba ba gai thương phẩm có giá 2 triệu đồng/kg vẫn không đủ cung cấp ra thị trường, vì vậy ông Khánh đã vay 1,5 tỷ đồng của Agribank Chi nhánh Sông Mã đầu tư xây 4.500 m² ao và mua 500 con ba ba gai bố, mẹ về nuôi. Đến năm 2011, lứa ba ba gai đầu tiên xuất bán, gia đình thu lãi hơn 200 triệu đồng. Hiện nay, gia đình ông Khánh vẫn duy trì nuôi 500 con ba ba gai bố, mẹ; mỗi năm đàn ba ba gai đẻ và ấp nở được 3.000 con giống. Năm 2020, gia đình đã bán được 230.000 đồng/con giống và xuất bán được 1 tấn ba ba gai thương phẩm với giá 600.000 đồng/kg, trừ hết chi phí, thu lãi hơn 1 tỷ đồng. Hiện nay, ông Khánh đã thành lập HTX Hương Sơn với 13 thành viên; trong đó, có 10 thành viên chuyên nuôi ba ba gai được ông Khánh hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

 

Nghề nuôi ba ba gai ở Sông Mã có lúc thăng, lúc trầm, nhưng đã giúp nhiều hộ dân làm giàu ngay trên vùng đất biên giới. Để con ba ba gai được nhiều người biết đến, tiêu thụ ổn định và hướng tới xuất khẩu, các hộ nuôi ba ba gai đang mong muốn xây dựng được thương hiệu ba ba gai Sông Mã. Đồng thời, tiếp tục liên kết sản xuất theo mô hình hợp tác xã, tạo sản phẩm hàng hóa, đáp ứng các đơn hàng lớn ở trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Đình Thành
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tiện ích ứng dụng thuế điện tử eTax Mobile

    Tiện ích ứng dụng thuế điện tử eTax Mobile

    Chỉ cần chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet, người nộp thuế đã dễ dàng hoàn thành mọi nghĩa vụ liên quan đến thuế, không giới hạn không gian, thời gian. Đó là những tiện ích của ứng dụng thuế điện tử eTax Mobile, giúp giảm thiểu thời gian, chi phí cho người nộp thuế và tăng tính minh bạch, hiệu quả trong quản lý thuế.
  • 'Đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính

    Đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính

    Cải cách hành chính -
    Đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính là nhiệm vụ xuyên suốt được các sở, ngành, địa phương trong tỉnh quan tâm thực hiện. Trong đó, ưu tiên cắt giảm thời gian thực hiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ; xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, tạo điều kiện thuận lợi, phục vụ tốt nhất nhân dân, doanh nghiệp.
  • 'Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội

    Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Nhận thức rõ vị trí, vai trò của công tác chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội, những năm qua, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh Sơn La tập trung lãnh đạo, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Quân sự - Quốc phòng. Cùng với đó, luôn quan tâm thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội và các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, tri ân người có công với cách mạng, củng cố niềm tin nhân dân, tạo động lực để cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Phù Yên đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ

    Phù Yên đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ

    Kinh tế -
    Phù Yên hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
  • 'Chặng đường đổi mới của Giáo dục Sơn La
• Kỳ 2: Học thật, thi thật, nhân tài thật

    Chặng đường đổi mới của Giáo dục Sơn La • Kỳ 2: Học thật, thi thật, nhân tài thật

    Phóng sự -
    Thực hiện phương châm “Học thật, thi thật, nhân tài thật”, ngành Giáo dục - Đào tạo Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực và hiệu quả, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục vững chắc, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp phát triển của tỉnh.
  • 'Chủ động phương án tiêu thụ, xuất khẩu nông sản

    Chủ động phương án tiêu thụ, xuất khẩu nông sản

    Kinh tế -
    Đảm bảo đầu ra cho nông sản, UBND huyện Mường La ban hành kế hoạch chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, thị trấn triển khai đồng bộ các giải pháp. Trọng tâm là ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, đẩy mạnh xúc tiến thương mại kết nối và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả cho nông dân.