Dồm Cang chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cấp ủy và chính quyền xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao để nhân rộng, góp phần tăng thu nhập trên một diện tích.

Giọng nữ
Vùng cà phê xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp. 

Hiện nay, xã Dồm Cang có 9 bản, 3 dân tộc cùng sinh sống gồm: Thái, Khơ Mú, Mông; trên 1.300 ha đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, địa hình có độ dốc lớn, qua nhiều năm canh tác, phần lớn đất đã bạc màu, giữ ẩm kém, nên năng suất cây trồng đạt thấp. Khắc phục khó khăn, UBND xã đề ra các chỉ tiêu và giải pháp trọng tâm, vận động nhân dân giảm dần diện tích trồng cây lương thực năng suất thấp sang trồng cây ăn quả, cây cà phê; đầu tư chăn nuôi đại gia súc theo hướng trồng cỏ và nuôi nhốt chuồng. Đồng chí Tòng Văn Nghịch, Chủ tịch UBND xã Dồm Cang, cho biết. Xã đã tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo thuận lợi trong giao thương, phát triển hàng hóa. Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, tạo điều kiện cho hội viên, đoàn viên tiếp cận nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, với tổng dư nợ hơn 30 tỷ đồng để đầu tư phát triển kinh tế.

Tìm hiểu về cách làm kinh tế của bà con nơi đây, đồng chí Chủ tịch UBND xã giới thiệu chúng tôi xuống thăm mô hình trồng cam của gia đình chị Lò Thị Chung, bản Khá Mem. Giống cam Nà Mòn được gia đình chị Chung đưa vào trồng cách đây 4 năm với gần 1ha. Với đặc điểm quả to, tròn, rất mọng nước, ăn có vị ngọt, mùi thơm đặc trưng nên được thương lái đến thu mua tại vườn, giá bán giao động từ 23 - 28 nghìn đồng/kg. Chị Chung chia sẻ: Vụ cam vừa qua, gia đình bán được hơn 2 tấn quả, hiện nay, gia đình đang chăm sóc thử cam trái vụ để tăng thu nhập. Cùng với đó, gia đình còn nuôi 10 con lợn thịt; trồng, chăm sóc hơn 1 ha cây cà phê. Nâng cao sản phẩm, tôi mong muốn được tham gia HTX để xây dựng thương hiệu cam Dồm Cang.

Rời bản Khá Mem, chúng tôi về bản Dồm với những ngôi nhà sàn khang trang, những vườn cam, cà phê xanh mướt. Ông Vì Văn Tâm, Bí thư chi bộ, Trưởng bản, thông tin: Trước đây, bà con chủ yếu là trồng cây ngô, sắn. Từ năm 2016, nhiều hộ trong bản đã chuyển đổi cây lương thực kém hiệu quả sang trồng cà phê và trồng xen canh cây mắc ca. Thời điểm này, bà con đang tập trung chăm sóc hơn 100 ha cà phê, trong đó, 60 ha đã cho thu hoạch; thâm canh 27 ha lúa và duy trì hơn 8.000 con gia súc, gia cầm. Kinh tế ổn định, đời sống của nhân dân nâng lên, nhiều hộ có thu nhập cao từ cây cà phê.

Lãnh đạo xã Dồm Cang (bên phải), huyện Sốp Cộp trao đổi người dân bản Khá Men về trồng cây ăn quả.

Thăm vườn cà phê xanh tốt, bà Cà Thị Linh, bản Dồm nói: Đảm bảo nước tưới 3 ha cây cà phê, gia đình đã đầu tư hệ thống máy bơm. Để cây trồng sinh trưởng và phát triển, tôi thường xuyên tham gia các lớp tập huấn do huyện, xã tổ chức. Với hơn 3 ha cà phê, vụ vừa qua gia đình thu về gần 800 triệu đồng. Nhận thấy nhu cầu giống cây cà phê cao, gia đình còn ươm cây giống bán cho bà con trong và ngoài xã; mỗi năm cho thu nhập thêm khoảng 20 triệu đồng.

Với giải pháp cụ thể của chính quyền, sự mạnh dạn trong đầu tư của người dân đã tạo bước chuyển tích cực trong sản xuất, nâng cao thu nhập. Năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 11,53%. Phát huy kết quả đã đạt được xã Dồm Cang tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chú trọng quy hoạch phát triển cây cà phê theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật và trồng theo hướng hữu cơ, sạch, an toàn. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình, dự án hỗ trợ người dân chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cải tạo vườn tạp. Vận động thành lập HTX để liên kết sản xuất theo quy trình VietGAP, bao tiêu sản phẩm; mở rộng các mô hình kinh tế hiệu quả thành công, tạo thêm việc làm, xây dựng cuộc sống vùng biên ngày thêm khởi sắc.

Hiền Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 1/4, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Bắc Yên. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
  • 'Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Thành phố Sơn La -
    Ngày 1/4, đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa suy yếu. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa. Sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm. Trưa chiều giảm mây hửng nắng.
  • 'Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Kinh tế -
    Huyện Yên Châu có gần 4.000 ha, là vùng trồng mận hậu lớn của tỉnh, được trồng tập trung ở một số xã vùng cao biên giới. Thời điểm này, các chủ vườn đang tập trung chăm sóc mận thời kỳ đậu quả, áp dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất đảm bảo mận đạt năng suất, chất lượng cao.
  • 'Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Kinh tế -
    Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, sau khi hợp nhất, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 3 đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
  • 'Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, huyện Quỳnh Nhai đã triển khai nuôi thủy sản, với hơn 4.500 lồng cá, sản lượng cá lồng hằng năm đạt gần 1.200 tấn. Đây cũng là vùng nuôi cá lồng lớn nhất của tỉnh. Những năm gần đây, các hợp tác xã, hộ dân tại huyện Quỳnh Nhai đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi cá lồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
  • 'Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Sức khỏe -
    Với sự quan tâm của Nhà nước, các công trình y tế của huyện Vân Hồ được đầu tư, xây dựng; bổ sung nhiều thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.