Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả

Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho cây trồng vụ xuân sinh trưởng, phát triển; tuy nhiên, cũng là thời điểm phát sinh các loại sâu, bệnh gây hại trên cây trồng.

Nông dân xã Phiêng Khoài thường xuyên thăm vườn, kiểm tra sâu bệnh trên cây trồng.

Với kinh nghiệm gần 40 năm trồng mận, ông Nguyễn Khánh Toàn, bản Hang Mon 1, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu nắm khá rõ chu kỳ phát sinh của các loại sâu, bệnh gây hại trên cây trồng. Thời điểm này, mận đang ra quả non, qua kiểm tra, ông phát hiện trên diện tích mận của gia đình xuất hiện rệp, bệnh phấn trắng. Ông Toàn cho biết: Tôi đã thu gom các cành, lá bị rệp hại đem tiêu hủy, vì đây là nguồn để rệp tiếp tục phát tán gây hại cho cây mận. Đồng thời, phá vỡ nơi cư trú một số loài kiến sống cộng sinh với rệp sáp. Để phòng trừ sâu bệnh, tôi sử dụng các loại thuốc sinh học theo nguyên tắc 4 đúng và bảo đảm thời gian cách ly.

Ông Vũ Hải Yến, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Châu, cho biết: Định kỳ hằng tuần, đơn vị cử cán bộ nắm bắt, thông báo tình hình sâu, bệnh; hướng dẫn nhân dân, HTX các biện pháp chăm sóc, phòng trừ đối với từng loại cây trồng. Đối với vùng sản xuất cây ăn quả theo quy trình VietGAP, chúng tôi tập trung hướng dẫn nông dân sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu, bệnh nằm trong danh mục cho phép để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Đối với các loại cây ăn quả, sau khi đậu quả non, phải tỉa bỏ những quả nhỏ chất lượng kém, thường xuyên kiểm tra sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời, đảm bảo quả có mẫu mã đẹp, chất lượng cao.

Tại huyện Mai Sơn trên cây ăn quả, như xoài, nhãn, bưởi đã xuất hiện một số sâu bệnh như: thán thư, bọ xít nâu, phấn trắng, sâu đục thân, với mật độ trung bình 0,2-0,5% trên cây xoài, nhãn, bưởi... Ông Vũ Văn Hưởng, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, cho biết: Đảm bảo cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, Trung tâm đã tăng cường điều tra, bám sát địa bàn và dự báo sinh vật gây hại trên cây trồng. Từ đầu năm đến nay, đã tổ chức 33 cuộc tập huấn về kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại trên các loại cây trồng cho gần 1.300 lượt nông dân.

Toàn tỉnh hiện có trên 82.000 ha cây ăn quả. Theo kết quả điều tra dịch hại cây trồng của các cơ quan chuyên môn, hiện nay có 100 ha cây xoài, nhãn, cây có múi bị sâu bệnh gây hại, như bọ xít nâu, rệp sáp, rầy chổng cánh vân nâu, thán thư, sương mai, phấn trắng, rệp đỏ... làm rụng nhiều quả non; tập trung tại các huyện Mai Sơn, Yên Châu, Sông Mã, Thuận Châu, Vân Hồ... Nếu không phòng trừ kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả.

Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã chú trọng công tác dự tính, dự báo, điều tra, kịp thời phát hiện dịch bệnh hại trên cây trồng. Vì vậy, tình hình dịch hại có mật độ, tỷ lệ giảm so với cùng kỳ năm trước, diện tích phân bố hẹp, tỷ lệ gây hại ở mức độ thấp. Ông Dương Gia Định, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, khuyến cáo: Để hạn chế sự phát triển của sâu bệnh, bà con nên quan sát giai đoạn ra hoa và trái non, khi phát hiện bệnh nên thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị bệnh để tránh lây lan. Tỉa cành, tạo tán để tạo thông thoáng vườn cây, giảm độ ẩm trong vườn. Khi phát hiện bệnh hoặc đến ngưỡng phòng trừ, lựa chọn sử dụng các loại thuốc sinh học, vi sinh để phòng trừ sâu bệnh theo nguyên tắc 4 đúng và bảo đảm thời gian cách ly.

Theo dự báo, thời gian tới, thời tiết nắng nóng xen với những đợt mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho một số sâu bệnh gây hại trên cây ăn quả phát triển. Để hạn chế thiệt hại do sâu, bệnh gây ra, ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân tập trung bón bổ sung dinh dưỡng để cây nuôi quả. Các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, dự tính, dự báo sâu bệnh, theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết; thông báo nhanh tình hình sâu bệnh đến các hộ nông dân để chủ động phòng trừ kịp thời.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La

    Sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 24/10, các đồng chí: Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
  • 'Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Kinh tế -
    Năm 2024, huyện Mường La được HĐND tỉnh giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn 135 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 125 tỷ đồng. HĐND huyện giao dự toán thu 141,75 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 131,75 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, Chi cục thuế khu vực Thành phố - Mường La đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phấn đấu hoàn thành dự toán được giao.
  • 'Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Kinh tế -
    Từ nhiều năm qua, cây cà phê đã và đang trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Thuận Châu. Thời điểm này, về các xã trọng điểm trồng cà phê của huyện như: Bản Lầm, Chiềng Bôm, Muổi Nọi, Tông Lạnh.., chúng tôi chia vui cùng bà con, vì giá cà phê năm nay cao hơn so với mọi năm.
  • 'Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Xã hội -
    những năm gần đây, công tác theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp, quản lý đầu tư, triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Phù Yên được chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm, tỷ lệ che phủ, chất lượng rừng từng bước được nâng lên, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
  • 'Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Mai Sơn đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.
  • 'Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Công tác hậu cần, kỹ thuật có vai trò, vị trí quan trọng trong nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Vì vậy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Châu luôn quan tâm, thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm đầy đủ, kịp thời về cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.