Khai thác tiềm năng, đa dạng hóa các loại hình du lịch

Cụ thể hóa mục tiêu phát triển du lịch, những năm qua, tỉnh Sơn La triển khai nhiều giải pháp, phát huy tiềm năng, lợi thế, đa dạng các sản phẩm, loại hình du lịch, thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Giọng nữ
Khu du lịch Rừng thông bản Áng, huyện Mộc Châu.

Ông Trần Xuân Việt, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh, cho biết: Tỉnh chú trọng phát triển du lịch theo hướng đa dạng, đa lĩnh vực sản phẩm trên cơ sở khai thác có chọn lọc tự nhiên, văn hóa, lịch sử, xã hội và nhân văn. Hình thành trọng điểm các tour, tuyến du lịch nổi bật và có tính đặc thù, kế thừa và phát huy hệ thống hạ tầng sản phẩm du lịch hiện hữu, phát triển những giá trị mới. Chú trọng phát triển du lịch nhanh và bền vững gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và sản vật địa phương. Phát triển du lịch văn hóa với giá trị cốt lõi là bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc làm nền tảng để hình thành các loại hình du lịch khác. Đồng thời, khuyến khích mở rộng phát triển du lịch cộng đồng, tạo ra việc làm gắn với xóa đói, giảm nghèo và phát triển nông thôn mới.

Hiện nay, toàn tỉnh có 12 khu du lịch, điểm du lịch đã được công nhận, gồm: 1 khu du lịch quốc gia, 1 khu du lịch cấp tỉnh và 10 điểm du lịch cấp tỉnh. Du lịch Sơn La hình thành trên cơ sở kế thừa phát huy và hoàn chỉnh 5 loại hình du lịch đã hình thành, gồm: Du lịch sinh thái nông nghiệp; du lịch văn hóa lịch sử; du lịch cộng đồng; du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và sức khỏe; du lịch chuyên đề với hạ tầng du lịch từng bước đồng bộ hiện đại và chuyên nghiệp. Trong 3 năm gần đây Sơn La đón hơn 12 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 12.600 tỷ đồng; tăng trưởng nhanh, ổn định ở mức 13%/năm, đóng góp khoảng 6% GRDP. Vị thế của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng được nâng cao.

Khu du lịch Mộc Châu là một trong 8 khu du lịch quốc gia vừa được công nhận; 3 năm liên tiếp được Tổ chức giải thưởng du lịch thế giới bình chọn là “Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu châu Á” và 2 năm liên tiếp được bình chọn “Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới”. Nơi đây đã hình thành 5 nhóm sản phẩm du lịch hết sức đặc sắc và hấp dẫn tạo nên thương hiệu nổi tiếng cho du lịch Tây Bắc. Hiện nay, các khu, điểm du lịch trên địa bàn được đầu tư, phát triển nhiều loại hình vui chơi giải trí, giúp du khách có nhiều sự lựa chọn.

Nổi bật là Khu du lịch Mộc Châu Island tại xã Mường Sang là khu vui chơi hiện đại bậc nhất vùng Tây Bắc. Khu du lịch Rừng thông bản Áng, xã Đông Sang có diện tích gần 50 ha với những cây thông cổ thụ xanh rì, cao vút, trải dài bao quanh hồ nước tự nhiên rộng 3 ha thơ mộng và khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí. Khu du lịch Thác Dải Yếm, xã Mường Sang, được tạo thành bởi nhiều nhánh thác lớn, nhỏ hội tụ với chiều cao hơn 100 m. Tổ hợp nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí Happy Land Mộc Châu, với đầy đủ hạ tầng và dịch vụ du lịch để phục vụ khách du lịch. Homestay A Chu, tại xã Vân Hồ với sự khác biệt được thiết kế bằng các vật liệu thiên nhiên, mang đậm văn hóa dân tộc Mông. Khu nghỉ dưỡng The Nordic Village tại bản Hua Tạt, xã Vân Hồ nằm ở giữa rừng thông xanh ngát với những bungalow có kiến trúc độc đáo như các ngôi làng ở Bắc Âu...

Bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, thông tin: Tài nguyên du lịch thiên nhiên và văn hóa đã và đang trở thành thế mạnh của du lịch Mộc Châu, là động lực tăng trưởng, phát triển du lịch bền vững khi xu hướng khách du lịch thế giới yêu thích, lựa chọn những nơi cảnh quan thiên nhiên còn hoang sơ, văn hóa còn nguyên vẹn.

Bảo tồn văn hóa gắn với du lịch tại huyện Vân Hồ.

Bức tranh du lịch khởi sắc, khi các địa phương trong tỉnh đã tập trung phát triển sản phẩm du lịch khác biệt, làm mới sản phẩm. Nổi bật, như huyện vùng cao Bắc Yên thơ mộng, bình yên với nhiều cảnh quan đẹp được nhiều người biết đến, với “Thiên đường mây Tà Xùa”; “Sống lưng khủng long”, hang vợ chồng A Phủ,  ruộng bậc thang Xím Vàng. Huyện Mường La xây dựng sản phẩm “Du lịch thủy điện Sơn La - Công trình lớn nhất Đông Nam Á”, phát triển du lịch cộng đồng nơi “Miền quê cổ tích” Ngọc Chiến. Còn huyện Quỳnh Nhai phát triển du lịch lòng hồ; du lịch cộng đồng bản Bon; khu du lịch văn hóa tâm linh Linh Sơn Thủy Từ và Đền Nàng Han...

Đã từng tham quan nhiều điểm du lịch nổi tiếng của Sơn La, anh Hoàng Văn Nam, du khách đến từ thành phố Hải Phòng, chia sẻ: Trải nghiệm tại Sơn La, tôi thấy nơi đây có nhiều cảnh đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ; con người thân thiện, mến khách. Mỗi địa phương đều có nét đẹp riêng, rất đặc sắc và thú vị.

Tỉnh Sơn La tiếp tục đổi mới tư duy phát triển du lịch, nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của doanh nghiệp và cộng đồng đối với phát triển du lịch bền vững. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu, hình ảnh du lịch Sơn La. Phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, hấp dẫn; từng bước xây dựng tỉnh Sơn La trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Kinh tế -
    Năm 2024, huyện Mường La được HĐND tỉnh giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn 135 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 125 tỷ đồng. HĐND huyện giao dự toán thu 141,75 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 131,75 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, Chi cục thuế khu vực Thành phố - Mường La đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phấn đấu hoàn thành dự toán được giao.
  • 'Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Kinh tế -
    Từ nhiều năm qua, cây cà phê đã và đang trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Thuận Châu. Thời điểm này, về các xã trọng điểm trồng cà phê của huyện như: Bản Lầm, Chiềng Bôm, Muổi Nọi, Tông Lạnh.., chúng tôi chia vui cùng bà con, vì giá cà phê năm nay cao hơn so với mọi năm.
  • 'Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Xã hội -
    những năm gần đây, công tác theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp, quản lý đầu tư, triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Phù Yên được chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm, tỷ lệ che phủ, chất lượng rừng từng bước được nâng lên, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
  • 'Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Mai Sơn đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.
  • 'Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Công tác hậu cần, kỹ thuật có vai trò, vị trí quan trọng trong nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Vì vậy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Châu luôn quan tâm, thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm đầy đủ, kịp thời về cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
  • 'Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ huyện Sông Mã có 63 chi bộ, đảng bộ cơ sở và 452 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với trên 8.400 đảng viên. Những năm qua, cấp ủy, UBKT các cấp huyện Sông Mã đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.